GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

liÇu giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn chùa cổ 历世达赖喇嘛 茶湯料とは Chùa Phú Thạnh Chùa Truông Chùa Phú Thạnh Chùa Truông ท มาของพระมหาจ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 tu aryasimha Nấu món chay trong chánh niệm ç æŒ お墓のお quảng Y thư c ăn chay trong đa i chu ng va Cải thiện công việc bằng chánh niệm Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ ngậm ngùi 7 việc làm tạo quả báo xấu Tự tại hơn để từ bi hơn Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn chùa Bửu Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn Đông Phước ma đầu tiên trong dòng truyền thừa đại Khánh Hòa Lễ giỗ Tổ Khai sơn chùa Thở sâu giúp lấy lại bình tĩnh nhÆ Tưởng niệm Thánh tử đạo Thích khi tang 因地不真 果招迂曲 hoc vấn đề giÃ Æ ngÃ ç ºp thanh 妙善法师能入定 Trẻ tự kỷ biểu hiện cách phòng thực hành của một bồ tát 修行人一定要有信愿行吗 経å truong Quan điểm của Ðức Phật về thực Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche 佛经说人类是怎么来的 Hoa 12 cách ngăn ngừa cảm lạnh Sự dung hợp từ ba vị Tổ Huệ nao Vitamin B6 B12 làm tăng nguy cơ ung thư che ngu con gian 永代供養 東成