GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh sự các giữ sự sống cho người khác là phước 経å æ ¹æ å Cải thiện chứng mất trí nhớ bằng đi nhã Linh ứng hay nhiệm mầu Người siêu thăng giông bão lắng từ bo phim sinh dong ve cuoc doi steven お墓の種類と選び方 ºøÇ đường thiền lối cũ 人间佛教 秽土成佛 6 thói quen ăn uống có hại cho sức 7 viec lam tao qua bao xau ほとけのかたより loi xin loi doc dao cua ba me voi nguoi da mang nghiện chụp ảnh tự sướng có kinh long ham muon dan den dau kho Không Tâm sự với người mới xuất gia mất ท มาของพระมหาจ cot quat tu golgul temple nguyen Chùa Xuân PhÃÆp dẠ修行人一定要有信愿行吗 僧伽吒經四偈繁體注音 佛教与佛教中国化 ç æŒ 心經抄經本 佛法怎样面对痛苦 ç æˆ Ö Đừng bỏ qua bí đỏ trong chế độ ăn Caffeine gây rối loạn đồng hồ sinh 佛经说人类是怎么来的 东宝法王 真实存在 Bí ẩn thiền sư bất tử 姤卦 vu lan cúng dường bố thí đúng pháp thở và thiền thì cành mai vẫn nở Về thăm Trúc Lâm dừng 仏壇 のし