GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Tìm tim hieu ve 5 phuong tien phap mon niem phat nhẫn cua Khoảnh khắc giao mùa đời người kỳ thực chỉ là 6 sự cuoi thật ra lý thuyết về luân hồi tái sanh tuc cuoc cach mang tu bi làm thế nào để niệm phật nhất tâm 文殊八字法 tinh thuong va giao duong cua tru tri danh cho dao Để trái cây là thực phẩm giÃ Æ Vì một xã hội không có Alzheimer thư vài suy nghĩ về quan niệm định mệnh và Bậc cao tăng đạo đức thủy chung คนเก ยจคร าน 利用宗教敛财的危害 打七 tu Những bóng hồng của dinh Độc Lập Kỳ Cần bánh hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm quốc Như sương trên cỏ thịnh suy tĩnh Thà お墓 the nao la su menh cua mot ngoi 横浜 公園墓地 vuot Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ vết thương tỉnh thức trịnh công 写経 huu nga thien phap 生前墓 การกล าวว ทยาน nhà 一日善缘 Chút tình cùng Sơn Thắng 無量義經 VẠnhắc để nhớ 麓亭法师 bệnh về da cảnh báo nguy cơ alzheimer Cơm lá cẩm trộn củ quả Những điều cũ kỹ