GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

thiện còn thầy tôi trong cõi gió trăng Trà gừng tốt cho sức khỏe chah 簡単便利 戒名授与 水戸 禅诗精选 KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA イス坐禅のすすめ bà n dương văn hội người bảo vệ kinh Tự tại hơn để từ bi hơn cần phải nhớ dù có những khi nông nổi 加持 Hoa sen trong văn hóa ẩm thực Việt hòa thượng thích thiện chơn 1914 法事案内 テンプレート Trổ tài với món chay ส วรรณสามชาดก りんの音色 元代 僧人 功德碑 loại trừ những thói hư tật xấu họa 梁皇忏法事 市町村別寺院数順位 cảm nhận phật đản hạt cơm này con xin dâng mẹ Bí mật của tách trà ngon Tái 別五時 是針 åº Ã Æ Thiên thời với sức khỏe 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 ón Vitamin D giúp ngăn ngừa ung thư オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ vị bác sĩ thay đổi quan niệm về thiền lùi một bước để thấy đời an vui 忍四 thien va yeu cha ơi con thèm được một lần nghe 霊園 横浜 tham luan tai dai hoi dai bieu phat giao toan quoc Thể chùa diệu đế o day อ ตาต จอส tim hieu nhung y nghia cua ngay ram thang bay Bổ sung vitamin E qua thực phẩm 皈依是什么意思 su kien quan trong nhat cuoc long tu bi va van de cong ly Dễ