GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

คำอาราธนาศ ล ข น ต นว าอะไรเ เละม ความหมาย ว าอย างไร Ï Tháng Giêng thưởng thức buffet chay ở à Chặn đứng cơn nôn khi đi tàu xe Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch 鼎卦 进寺庙需要空腹吗 hay tu bi hy xa nhung xin dung chim trong vo minh 六因四缘五果的来源和作用 ë ôm và hôn mẹ là việc hằng ngày của phật dạy 10 điểm vàng cho vợ chồng Trần DẠu tuà 曹洞宗 管長告諭 voi 一念心性 是 ngu học phật 供灯的功德 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 tam mất 楞嚴咒 福袋 cà chua pha gioi va pha chap triển lãm y phục tu sĩ phật giáo nam 佛教蓮花 墓石のお手入れ方法 chút nụ cười phật đản sanh tang sinh doc nhat vo nhi Ûý Tản mạn về Trâu お墓のお手入れ方法 ëng Bo tìm thấy cuộc đời mới nhờ một cuốn lối Ä Ã³n hai tượng phật trên đỉnh núi được phat giao trong thoi dai khoa hoc Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế Béo Không nên cho trẻ dưới 10 tuổi sử Cảnh báo từ WHO Nước tăng lực gây Béo phì tác động xấu đến não bộ