GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 市町村別寺院数順位 仏壇 おしゃれ 飾り方 供灯的功德 hÓn æ ç 仏壇 拝む 言い方 ä½ æ 僧伽吒經四偈繁體注音 川井霊園 ทาน Cây rau tía tô trị cảm cúm nghiên cứu về ni giới một đề tài зеркало кракен даркнет Thõng บวช 饿鬼 描写 因无所住而生其心 借香问讯 是 mÙng 心靈 環保 佛教書籍 ô nhiễm môi trường đến từ ô モダン仏壇 lời phật dạy biển ái vô cùng làm sao 法事案内 テンプレート 飞来寺 пѕѓ 緣境發心 觀想書 cça 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 triết con nguoi van hoa Đầu năm đọc sách Bông cải xanh giúp phòng ngừa ung thư 夜渡凡尘 削发更衣 những điều cần biết về chất béo Bơi lội tốt cho sức khỏe và 精霊供養 บทสวด Cao huyết áp ít nhiều người chưa 天风姤卦九二变 Hạt chắc Bún riêu chay cho cả nhà Tảo Spirulina có ích cho người ăn chay hieu cï¾ Hoa sen trong văn hóa ẩm thực Việt Nam 饒益眾生