GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Magnesium khoáng chất cần thiết cho cơ Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ món chay ngày tết mồng 2 経典 佛手印圖解 Pháp nguyện chữa 人鬼和 gợi Bồ tát giữa Sài Gòn 提等 hoai niem to su vấn 大法寺 愛西市 nghiệp å ç Ngày cuối năm nói về chuyện ăn chay Những biện pháp đơn giản ngừa cảm 人形供養 大阪 郵送 Đất ươn mầm sống tấm 萬分感謝師父 阿彌陀佛 種惡因 成孽緣 結罪果 而後自有慘報 演若达多 Tình người 楞嚴經全文 持咒 出冷汗 sÃƒÆ 4 cách hiệu quả giúp khởi động hồng 佛教名词 Châm cứu có phải là trị liệu 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 般若心経 読み方 区切り 山風蠱 高島 山地剝 高島 白話 bên Cải bó xôi Người bạn tốt của não thiê Phật giáo 加持成佛 是 怎麼微笑 一行 Chữa chua hai tang văn hóa uống trà nét đẹp truyền thiền và cách thở đúng để nâng cao 一念心性 是 Kinh Dia tang Chí Phật giáo