GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

quan hon 宾州费城智开法师的庙 yếu nghĩa sâu xa của kinh địa tạng Cơm tấm chay cho ngày cuối tuần 梅花講 ẩm Nghĩ về Phật giáo Nhật Bản thuật ngữ kasaya phiền não Nghiệp bÕÞ doi net ve cuoc doi duc phat va su giao hoa cua ho quynh huong an chay va ngoi thien giup toi dep Đi moi hieu duoc nhung dieu nhu the Thuốc giảm cân không giảm cân còn gây bói toán bốn lắng nghe lời tổ dạy và thực hành theo Luận về vấn đề phóng sanh của giác ngÙ 禅诗精选 khánh hòa tưởng niệm tiểu tường cố nhớ 打砸抢烧 hoc cach giu lua cho tinh yeu va hon nhan má t hoạ Tạm biệt thầy nhà giáo 지장보살본원경 원문 làm gì khi chúng ta gặp thị phi vườn hoa phật giáo Nguy hại của mất ngủ 墓参り 彌勒下生經 科判表 吃素或者吃荤随缘而定 4 Thu c hàng trăm ngọn nến lung linh dâng lên cha lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão chÒ æ å Œ Dạy Phật pháp cho trẻ em 即刻往生西方 Dầu cải giúp giảm mỡ bụng hiệu quả ý nghĩa giao 若我說天地 chất liệu làm nên ngành nghệ thuật hát