GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Á tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo イス坐禅のすすめ 寺庙的素菜 Lý giải những cái hắt hơi Thiền tập của hệ phái khất sĩ ngày 경전 종류 คนเก ยจคร าน Chùa Hội Tôn 深恩正 duyên xưa buong xuong tu tai พ ทธโธ ธรรมโม neu chi con mot ngay de song muon vat hien co tren coi doi deu la tuong doi 4 cách hiệu quả giúp khởi Thực phẩm chay Dai giòn do phụ gia nghiệp CHÙA NAM NHà Nhớ lắm đồng trăng Ä á ng 士用果 åº Cúm và những câu hỏi nóng bỏng Cách ăn uống bổ sung chất xơ Canh chua gợi nhớ quê nhà kho dau va con duong quan niem Thể dục tốt cho người béo phì bị và ngà Rau quả chống tia cực tím 鎌倉市 霊園 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Thuốc Ngày cuối năm nói về chuyện ăn chay Im lang 四比丘 ti nh sự có mặt của các thiền sư với dân nuong hay quang ganh lo di va vui song 別五時 是針 净土网络 Thanh đạm đậu phụ xào giá 6 công dụng tuyệt vời của dưa leo Lưu ý khi ăn đậu nành 市町村別寺院数順位 Nấu chè đậu thật đơn giản kỷ niệm 40 năm ngày cố trưởng lão ht lテ Vitamin C quan trọng đối với sức Nước tăng lực gây mất ngủ