GNO - Một loại thuốc trị ợ nóng phổ biến có thể làm gia tăng nguy cơ đối với đột quỵ...

	Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất - Ảnh minh họa

GNO - Một loại thuốc trị ợ nóng phổ biến có thể làm gia tăng nguy cơ đối với đột quỵ, theo báo cáo từ một nghiên cứu của Đan Mạch.

Người tham gia nghiên cứu uống thuốc trị ợ nóng proton pump inhibitors (PPI) có thể phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) so với người không dùng các thuốc thuộc nhóm này. Kết quả báo cáo trên được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tháng 11 qua.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất, theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ. Đột quỵ này xảy ra khi các cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông lên não, ngăn chặn một vùng não được tưới oxy và nhận các dưỡng chất khác.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia phân tích dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1997-2002 của khoảng 244.000 người Đan Mạch trưởng thành chưa từng bị đột quỵ. Thời gian theo dõi trung bình là trong 6 năm.

Cuối nghiên cứu, có khoảng 9.500 người bị đột quỵ. Nhìn chung, người sử dụng các thuốc PPI đối diện với 21% nguy cơ cao hơn với loại đột quỵ này so với người không sử dụng thuốc. Tuy nhiên, liều dùng bao nhiêu cũng đóng vai trò quan trọng, các chuyên gia nhấn mạnh.

Với liều dùng thấp nhất, sự gia tăng nguy cơ với đột quỵ chỉ rất nhẹ hoặc không có sự gia tăng nguy cơ nào cả và phụ thuộc vào từng loại thuốc cụ thể.

Với liều dùng cao nhất thì nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều. Ví dụ, nếu mỗi ngày hấp thu nhiều hơn 80 mg PPI có tên là pantoprazole, dưới nhãn thuốc Protonix thì nguy cơ đột quỵ tăng lên đến 94%. Nói khác đi, nguy cơ tăng gấp đôi so với người không dùng đến PPI. Và người hấp thu hơn 40 mg mỗi ngày PPI omeprazole (dưới nhãn thuốc Prilosec) thì có nguy cơ đột quỵ tăng lên khoảng 40%.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên gợi mở sự lưu ý khi sử dụng các thuốc PPI, tác giả nghiên cứu khẳng định.

“PPI có liên quan đến chức năng mạch máu không khỏe mạnh; gồm có đau tim, bệnh thận và bệnh suy giảm trí nhớ”, chia sẻ của bác sĩ Thomas Sehested - chuyên gia nghiên cứu thuộc Tổ chức Tim mạch Đan Mạch (Copenhagen). Đã từng có lúc PPI được xem là an toàn vì không có tác dụng phụ. Nghiên cứu này đặt ra nghi vấn về sự an toàn tim mạch khi sử dụng các thuốc này.

PPI không phải là thuốc duy nhất điều trị ợ nóng. Các chuyên gia lưu ý rằng, có một loại thuốc khác có cùng công dụng là thuốc kháng thụ thể histamine H2 được cho là không có liên quan đến nguy cơ đột quỵ, theo nghiên cứu này. Thuốc kháng thụ thể histamine H2 gồm có famotidine (Pepcid) và ranitidine (Zantac).

Các chuyên gia khẳng định không thể kết luận loại thuốc này tốt hơn cho người dùng so với các thuốc PPI. Thuốc kháng thụ thể histamine H2 cũng có thể có tác dụng phụ dù là khá hiếm, theo thông tin về dược từ Bệnh viện Mayo.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ?

佛教教學 Ký ức về mùa Phật đản 阿那律 Thêm bằng chứng về tác dụng chống ung 二哥丰功效 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 雷坤卦 경전 종류 hoà 佛经讲 男女欲望 仏壇 おしゃれ 飾り方 度母观音 功能 使用方法 Ngàn năm những nhìn nhận sai lầm của phật tử cong vien sang loang dung loi hen voi thoi gian 浄土宗 2006 tuc 地风升 唐安琪丝妍社 Tin gốc đạo làm người å 천태종 대구동대사 도산스님 簡単便利 戒名授与 水戸 nhung cau noi y nghia giup ban thay doi trong cuoc อ ตาต จอส 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 ส วรรณสามชาดก 墓 購入 宗教五寶 Nghiện chụp ảnh tự sướng có dieu 曹洞宗総合研究センター 佛教書籍 願力的故事 お墓参り 佛教蓮花 hoa 陧盤 忍四 净土网络 川井霊園 饿鬼 描写 và 13 ly do vi sao ban khong thanh cong thực hành tụng niệm trong phật giáo ไๆาา แากกา vãƒ