GNO - Một loại thuốc trị ợ nóng phổ biến có thể làm gia tăng nguy cơ đối với đột quỵ...

	Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất - Ảnh minh họa

GNO - Một loại thuốc trị ợ nóng phổ biến có thể làm gia tăng nguy cơ đối với đột quỵ, theo báo cáo từ một nghiên cứu của Đan Mạch.

Người tham gia nghiên cứu uống thuốc trị ợ nóng proton pump inhibitors (PPI) có thể phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) so với người không dùng các thuốc thuộc nhóm này. Kết quả báo cáo trên được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tháng 11 qua.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất, theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ. Đột quỵ này xảy ra khi các cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông lên não, ngăn chặn một vùng não được tưới oxy và nhận các dưỡng chất khác.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia phân tích dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1997-2002 của khoảng 244.000 người Đan Mạch trưởng thành chưa từng bị đột quỵ. Thời gian theo dõi trung bình là trong 6 năm.

Cuối nghiên cứu, có khoảng 9.500 người bị đột quỵ. Nhìn chung, người sử dụng các thuốc PPI đối diện với 21% nguy cơ cao hơn với loại đột quỵ này so với người không sử dụng thuốc. Tuy nhiên, liều dùng bao nhiêu cũng đóng vai trò quan trọng, các chuyên gia nhấn mạnh.

Với liều dùng thấp nhất, sự gia tăng nguy cơ với đột quỵ chỉ rất nhẹ hoặc không có sự gia tăng nguy cơ nào cả và phụ thuộc vào từng loại thuốc cụ thể.

Với liều dùng cao nhất thì nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều. Ví dụ, nếu mỗi ngày hấp thu nhiều hơn 80 mg PPI có tên là pantoprazole, dưới nhãn thuốc Protonix thì nguy cơ đột quỵ tăng lên đến 94%. Nói khác đi, nguy cơ tăng gấp đôi so với người không dùng đến PPI. Và người hấp thu hơn 40 mg mỗi ngày PPI omeprazole (dưới nhãn thuốc Prilosec) thì có nguy cơ đột quỵ tăng lên khoảng 40%.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên gợi mở sự lưu ý khi sử dụng các thuốc PPI, tác giả nghiên cứu khẳng định.

“PPI có liên quan đến chức năng mạch máu không khỏe mạnh; gồm có đau tim, bệnh thận và bệnh suy giảm trí nhớ”, chia sẻ của bác sĩ Thomas Sehested - chuyên gia nghiên cứu thuộc Tổ chức Tim mạch Đan Mạch (Copenhagen). Đã từng có lúc PPI được xem là an toàn vì không có tác dụng phụ. Nghiên cứu này đặt ra nghi vấn về sự an toàn tim mạch khi sử dụng các thuốc này.

PPI không phải là thuốc duy nhất điều trị ợ nóng. Các chuyên gia lưu ý rằng, có một loại thuốc khác có cùng công dụng là thuốc kháng thụ thể histamine H2 được cho là không có liên quan đến nguy cơ đột quỵ, theo nghiên cứu này. Thuốc kháng thụ thể histamine H2 gồm có famotidine (Pepcid) và ranitidine (Zantac).

Các chuyên gia khẳng định không thể kết luận loại thuốc này tốt hơn cho người dùng so với các thuốc PPI. Thuốc kháng thụ thể histamine H2 cũng có thể có tác dụng phụ dù là khá hiếm, theo thông tin về dược từ Bệnh viện Mayo.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Trà đạo của Châu Quang Marata Juko Vòng eo tăng 寺院 vì sao tôi theo đạo phật 12 nhà báo mÃƒÆ 6 nguyên tắc quan trọng trong ăn uống khi ペット葬儀 おしゃれ 人生是 旅程 風景 ç ºå お仏壇 飾り方 おしゃれ Phật giáo สรนาาใสย สงขฝลล ï¾ å cung mat cổ น ท phat 佛曰 trá 皈依的意思 Vì sao không nên ăn nhiều muối vo 五痛五燒意思 bテケi 佛手印圖解 Lễ húy kỵ Tổ sư khai sơn Thiên 四念处的修行方法 演若达多 ï¾ ï½½ ngọn khong du nhien lieu va tuoi tho de di den trai dat Quan điểm của Phật giáo và tâm lý học 5 nguyên nhân khiến răng ngả vàng Ä Æ Hồi ức một quận chúa Kỳ 4 Cuộc thëa ทำว ดเย น ペット僧侶派遣 仙台 gioi thieu buc thu tam huyet cua su co phap hy Ï chữa 지장보살본원경 원문 Bồ 無量義經 唐朝的慧能大师 楞嚴經全文 空中生妙有