Giác Ngộ -Sáng nay, 24-3 (tức ngày 20-2-Tân Mão), tại chùa Huỳnh Kim, quận Gò Vấp, chư tôn đức Tăng Ni cùng tín đồ Phật tử đã bùi ngùi đưa tiễn cố giáo sư Trần Phương Lan về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tiễn biệt một tấm lòng tận tụy với giáo dục Phật giáo

Giác Ngộ - Sáng nay, 24-3 (tức ngày 20-2-Tân Mão), tại chùa Huỳnh Kim, quận Gò Vấp, chư tôn đức Tăng Ni cùng tín đồ Phật tử đã bùi ngùi đưa tiễn cố giáo sư Trần Phương Lan về nơi an nghỉ cuối cùng.

awww (1).JPG

Chuẩn bị cho lễ di quan

awww (2).jpg

Với thệ nguyện mãi mãi là con của Đấng Pháp Vương, di cốt của cố giáo sư sau khi hỏa thiêu tại Bình Hưng Hòa sẽ được tôn trí tại chùa Huỳnh Kim. HT. Thích Đạt Đạo, TT.Thích Tâm Đức, các giảng viên thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như Tăng Ni sinh các khóa đã bày tỏ lòng tôn kính và tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của cố giáo sư Trần Phương Lan. Không chỉ là một giảng viên - một học giả đặt trọn tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp thông qua công việc giảng dạy, trước tác và phiên dịch anh văn Phật pháp; cố giáo sư Trần Phương Lan còn là một Phật tử - một hành giả đã thể nhập đời sống của mình qua những lời Phật dạy. 

Tiểu sử

Giáo sư Trần Phương Lan sinh ngày 17-7-1941 tại Thừa Thiên Huế trong một gia đình có truyền thống học thuật. Thân phụ của giáo sư thông thạo Pháp ngữ và đã từng là Ngự tiền Văn phòng dưới triều vua Bảo Đại. Thừa hưởng tài năng và truyền thống hiếu học của gia đình, giáo sư Trần Phương Lan sinh thời đã bộc lộ rõ khả năng bẩm sinh của mình về lãnh vực nghiên cứu và dịch thuật.

Năm 1960, giáo sư tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế chuyên ngành Anh văn. Sau đó giáo sư tham gia giảng dạy sinh ngữ này tại các trường Đồng Khánh - Huế, Trần Quý Cáp - Hội An, Sương Nguyệt Anh và Marie Curie - Sài Gòn… Chính trong quá trình giảng dạy và công tác, giáo sư đã được tiếp xúc với giáo lý của đạo Phật và cảm mến đặc biệt với những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

awww (3).JPG

Đại diện gia quyến cảm tạ chư tôn đức

Sẵn có thiện căn lại được tiếp xúc với giáo lý Phật giáo năm 1985, giáo sư phát tâm quy y và thọ trì Tam quy - Ngũ giới với Đại lão HT. Thích Minh Châu, nguyên là Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM.

Sự nghiệp dịch thuật

Bốn năm sau đó, giáo sư được mời tham gia giảng dạy môn Anh văn tại HV PGVN-TP.HCM. Cũng trong thời gian này, giáo sư được Hòa thượng bổn sư giao phó trọng trách đặc biệt là phiên dịch kinh điển ra tiếng Việt như: Kinh Bổn Sanh (Những chuyện tiền thân của Đức Phật) từ quyển 6 đến quyển 10, tác phẩm này đã được Hội Pali Text Society ấn hành. Ngoài ra, giáo sư còn phiên dịch cuốn “The Historical Buddha” (Đức Phật lịch sử) của tác giả H.W. Schumann và biên soạn các sách giáo khoa về Phật pháp bằng tiếng Anh, như: Buddhism through English Reading (3quyển), Sangha Talk, v.v… Trong bất cứ cương vị nào, giáo sư cũng đều thể hiện công việc của mình một cách đầy trách nhiệm và nghiêm túc.

Năm 2009, giáo sư được Hội đồng Điều hành HVPGVN tại TP.HCM đề cử làm Phó khoa Anh văn Phật pháp (khóa VIII). Trong thời gian này giáo sư đã hoàn thành được quyển I, cuốn sách “Đức Phật Gotama”. Cuốn sách vừa được xuất bản cuối năm 2010.

awww (4).jpg

Tiễn biệt một tấm lòng trọn vẹn với giáo dục Phật giáo

awww (7).JPG

Những ngày cuối đời

Cuối năm 2010, phát hiện mình mắc bệnh nan y nhưng giáo sư vẫn cố gắng nhiếp phục thân bệnh, duy trì mạng căn để tham gia công tác giảng dạy, trao truyền những tinh hoa kiến thức cho các thế hệ Tăng Ni. Dù được tập thể y bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy cứu chữa tận tình nhưng vào ngày 21-3-2011 (nhằm ngày 17-2-Tân Mão), giáo sư đã trút hơi thở cuối cùng và ra đi một cách an nhiên, tự tại. Sự bình tĩnh, khả năng chế ngự các cơn đau do thân bệnh gây nên của giáo sư đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng các y tá, bác sĩ, điều dưỡng viên cũng như mọi người nơi đây.

Được trở về Đâu Suất Đà Thiên bổn quốc của Đức Phật Di Lặc chính là tâm nguyện cuối cùng của giáo sư khi còn tại thế. Giáo sư mong ước được gần gũi với các bậc Đại Bồ tát, tiếp tục học hỏi và tu tập cho đến ngày hoàn mãn hạnh nguyện của mình.

Linh Thuần


Về Menu

Tiễn biệt một tấm lòng tận tụy với giáo dục Phật giáo

一吸一呼 是生命的节奏 phật giáo 在空间上 tuệ 一真法界 佛頂尊勝陀羅尼 宾州费城智开法师的庙 t廙 菩提阁官网 惨重 所住而生其心 念心經可以在房間嗎 Tu Bệnh dạ dày chïa 建菩提塔的意义与功德 トO 不空羂索心咒梵文 Nên ngâm dứa trong nước muối trước 佛教讲的苦地 uÑng 優良蛋 繪本 Ð Ð Ð 四重恩是哪四重 演若达多 pháp ÐÐÐ Mùa sen 浄土真宗 お守り y nghia le trung thu 做人處事 中文 お仏壇 お手入れ 個人墓地の種類と選び方 Khu biệt giam Chín hầm của họ Ngô chênh 中国渔民到底有多强 唐朝的慧能大师 phat giao tu an do truc tiep truyen vao viet nam phật Ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn tu hành không phải chỉ vì để gặp Gió 同朋会運動 北海道 評論家 佛说如幻三昧经 Tầm 妙性本空 无有一法可得 除淫欲咒 放下凡夫心 故事 กรรม รากศ พท