Giác Ngộ - Rời quê, mang hình hài của một chàng trai tuổi đôi mươi quê trớt, giọng Quảng Nam đặc sệt “chi-mô-răng-rứa”. Tám năm sống ở Sài Gòn, thời gian như phép mầu tẩy bớt mùi bùn, làm cho tiếng quê phai lạt. Bạn quở, dạo này thấy mày không giống ngày xưa. Và có người mới quen bảo sao cậu đổi giọng, mất chất!

Tiếng quê phai lạt!

Giác Ngộ - Rời quê, mang hình hài của một chàng trai tuổi đôi mươi quê trớt, giọng Quảng Nam đặc sệt “chi-mô-răng-rứa”. Tám năm sống ở Sài Gòn, thời gian như phép mầu tẩy bớt mùi bùn, làm cho tiếng quê phai lạt. Bạn quở, dạo này thấy mày không giống ngày xưa. Và có người mới quen bảo sao cậu đổi giọng, mất chất!

Giật mình, thấy mình sao tệ quá, chất giọng quê hương biến đổi theo thời gian, hoàn cảnh và cứ thế, những lời nguỵ biện cho sự đổi thay của hình hài và giọng nói. Đương nhiên, những cái thuộc về hình tướng, thanh âm kia cũng chỉ là một phần (giả tạm) nhưng ít nhiều nó cũng là biểu hiện của sự đổi thay nơi chính bản thân mình.

Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam)

Thi thoảng, có người miền Nam kêu mình nói tiếng Quảng nghe đi, “nghe vui vui và dường như khi mày nói tiếng Quảng thấy có vẻ chân thật, chất phát…”. Và đương nhiên là dễ thương hơn! Tiếng quê bao giờ cũng là thanh âm chân thật, bởi nó đã thấm từ trong máu thịt, cốt tuỷ. Phải chăng vì thế mà những lúc dùng ngôn ngữ quê hương – ngôn ngữ mà người ta vẫn thường gọi là “tiếng mẹ đẻ” làm mình thật là mình hơn? Chắc vậy, nên cứ mỗi lần về quê, nghe tiếng quê, trò chuyện với người quê mình thì lại thấy gần gụi, thân thương hẳn!

Và có lẽ, ai cũng “chấp” điều đó, cái chấp quê hương là một trong những cái chấp căn bản để có đôi khi con người ta tự nhiên ưu ái hơn với một ai đó khi nhìn vào xuất xứ của người ta. Tất nhiên, không phải là tất cả, nhưng những phạm trù gắn liền với quê hương bao giờ cũng dễ tin, dễ gần, dễ cảm thông và chia sẻ… Ấy vậy mà có đôi khi đọc được một bản tin tuyển dụng, một trong những gạch đầu dòng của tiêu chí tuyển đó là “người miền Tây” hoặc “người miền Trung”…

Ngoài yêu cầu về năng lực thì độ tin cậy hoặc sự thân thiện dễ phát sinh với hai từ “cùng quê”. Bởi, cùng quê là cùng vị trí địa lý, cùng hoàn cảnh sống, cùng giọng nói và truyền thống nên cũng dễ hoà điệu hơn…

 

Cù Lao Chàm

Lại nói về tiếng quê phai lạt của chính mình. Mỗi khi nói hoặc giao tiếp, mình căng cứng lên để nói, đôi khi vấp váp. Tâm ý ban đầu của việc nói tiếng địa phương, nơi mình đang sống, làm việc chính là để mọi người dễ nghe hơn, song, lâu ngày nó thành thứ tập khí mà có khi trò chuyện với quê nhà, với người ở quê mình đã dùng lạt âm, những “chi, mô, răng, rứa” đôi khi vô tâm thay bằng “sao, đâu, vậy…”.

Nói như vậy không phải là đổ lỗi mà là xin lỗi tiếng quê của mình, thứ tiếng mẹ đẻ mộc mạc, thân thương. Và cứ như thế, những cuộc thiên di dẫu có xa ngàn dặm thì việc ôn lại tiếng quê, tự kiểm chính mình trong những trường hợp lớ ngớ dùng sai “từ vựng” quê hương khi trò chuyện với người quê mình cũng là một cách quay về. Về với đất, người, với những thân thuộc ấu thơ, một kiểu về giống như những người trẻ Việt ở nước ngoài học tiếng Việt để giữ “bản lề” người Việt vậy!

Đình Long (QN)


Về Menu

Tiếng quê phai lạt!

修习希求利他之心 tịnh muc dich cuoc doi la g 一念心性 是 Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan 緣境發心 觀想書 簡単便利 戒名授与 水戸 築地本願寺 盆踊り that giac chi 深恩正 ทาน 四比丘 別五時 是針 อธ ษฐานบารม 飞来寺 หล กการน งสมาธ Canh củ năng rong biển Bạn đã ngủ đủ giấc chưa HÃƒÆ Dạy Phật pháp cho trẻ em Món chay lạ qua chế biến linh cam ung quan the am さいたま市 氷川神社 七五三 bất tùy phân biệt cư trần lạc 雷坤卦 佛教蓮花 Chảy đi sông ơi 鼎卦 hoãƒæ mười chuẩn mực đạo đức cơ bản ï¾ å 仏壇 おしゃれ 飾り方 Làm thế nào để giảm lượng đường 五観の偈 曹洞宗 học Ăn gì để có tinh thần tốt 墓の片付け 魂の引き上げ Cho mÃƒÆ 福生市永代供養 Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân ประสบแต ความด 供灯的功德 Lá thư không gửi Ð Ð Ð 二哥丰功效 文殊 禅诗精选 無分別智 曹洞宗総合研究センター tren ngon tinh sau 忍四 饿鬼 描写 达赖和班禅有啥区别