Hòa thượng Thích Quảng Đức, pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, thế danh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Nương.

	Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức (1897-1963)

Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức (1897-1963)

  

Năm lên bảy, Hòa thượng xuất gia tu học với Hoà thượng Thích Hoằng Thâm, vừa là thầy bổn sư, vừa là cậu ruột. Ngài được Hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức, nên lấy tên là Nguyễn Văn Khiết. 

botat-2.jpg

Năm mười lăm tuổi, Hòa thượng thọ giới Sa di, năm hai mươi tuổi thọ Tỳ kheo giới. Thọ giới xong, Hòa thượng vào một ngọn núi Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm, bặt dứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài (về sau ngài đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc). Sau khóa tu ba năm, ngài rời núi để bắt đầu công cuộc hoằng dương Phật pháp, nhưng hai năm đầu, Hòa thượng đã thực hiện pháp hạnh đầu đà, một mình với chiếc bình bát khất thực đó đây để gieo duyên lành với chúng sanh. Sau hai năm mãn nguyện, ngài trở lại nhập thất tại chùa Sắc tứ Thiên An tại Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang. 

Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, Đại lão Hòa thượng Hải Đức đến tận nơi ngài đang nhập thất thăm hỏi và mời ngài về làm Chứng minh Đạo sư cho Chi hội Phật giáo Ninh Hòa trong ba năm. Sau đó ngài nhận nhiệm vụ Kiểm Tăng trong tỉnh Khánh Hòa. 

Trong thời gian hoằng pháp tại các tỉnh miền Trung, Hòa thượng Quảng Đức đã kiến tạo hoặc trùng tu tất cả là mười bốn ngôi chùa. 

Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để tiếp tục sứ mạng bảo vệ và phát triển Chánh pháp, Hòa thượng đã đi khắp các tỉnh miền Nam để giáo hóa, Hòa thượng cũng từng đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh diển theo truyền thống Theravada. 

Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ngài đã khai sơn và trùng tu mười bảy ngôi chùa. 

Như vậy, ngài đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả ba mươi mốt ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng, nơi ngài trụ trì là chùa Quan Thế Âm, số 68 Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, Gia Định (hiện con đường này đã chính thức được mang tên ngài). 

Tưởng cũng nên nhắc lại, ngài đã từng giữ chức vụ Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ của Giáo Hội Tăng già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, theo theo lời thỉnh cầu của Ban Trị sự, ngài có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Khi trụ sở này dời về chùa Xá Lợi, ngài xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm. 

Ngày 20 tháng Tư nhuần năm Quý Mão, nhằm ngày 11-6-1963, trong một cuộc diễn hành của gần 1.000 Tăng Ni để tranh thủ chính sách ''bình đẳng tôn giáo'' và sự tôn trọng lá cờ Phật giáo, Hòa thượng Quảng Đức đã nhận ra được Chánh pháp là ngọn đuốc thần soi sáng thế nhân, còn thân ngũ uẩn chỉ là giả tạm. Ngài bèn quyết định thực hành nguyện ước là tự thiêu thân để cúng dường Phật Pháp, và cũng làm để làm động cơ thúc đẩy Chính  phủ giải quyết gấp rút năm nguyện vọng của Phật giáo và giải tỏa cho ba ngôi chùa ở Huế đang vị vây khốn. 

Chính vì thâm nguyện ấy cho nên ngài đã tự tẩm xăng ướt mấy lớp cà sa, rồi ngồi kiết già ở giữa ngã tư Phan Đinh Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám), ngài đã tự tay châm ngọn lửa. Ngọn lửa bốc cao phủ kín thân mình, ngài vẫn an nhiên chấp tay tĩnh tọa, gương mặt không lộ vẻ hãi sợ, lo âu. Gần mười lăm phút sau, lửa tàn và ngài đã ngã xuống, trên tay vẫn còn quyết ấn Cam lồ. 

vietnam1963c.jpg

Bồ tát Quảng Đức tự tẩm xăng ướt mấy lớp cà sa, 
rồi ngồi kiết già ở giữa ngã tư Phan Đinh Phùng và Lê Văn Duyệt...


Và đây là lời nói cuối cùng của ngài trước khi giác linh theo ngọn khói về cùng với Phật: 

''Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng bác ái, từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa''. 

''Tôi tha thiết kêu gọi chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí, hy sinh để bảo tồn Phật giáo''. 

Dù ngài đã thị tịch, nhưng hình ảnh của ngài vẫn khắc sâu in đậm vào lòng của người con Phật. Cái chết vô cùng cao quý của ngài đã gây xúc động mạnh trong mọi giới, là một gương sáng cho toàn thể Phật giáo đồ trên khắp thế giới.

botat-3.jpg

Trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Môn đồ pháp quyến phụng soạn


Về Menu

Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức (1897 1963)

dựng tượng phật trong khuôn viên tư gia hay lua chon mot ton giao chan chinh cho Cẩn thận với món chay giả mặn di tim gia tri cua sinh mang chùa sủi di tích lịch sử cấp quốc gia cai gia cua su tuc gian Chất phụ gia gây tăng cân và có hại cho 1 pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng Những bài học của Đại lão hòa thượng thích huệ quang con di tu me nhe Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh giá to hiep ÐÐÐ khong co su no luc nao ma khong duoc bu dap buong bo 7 dieu nayde co cuoc song thanh than hang Cái giá của người xa quê nhan thuc ve vo thuong muoi hanh nguyen lon cua bo tat pho 鎌倉市 霊園 con đường người xuất gia phải đi có nên đặt tên món chay giả mặn hay y nghia phap khi mat tong tay tang hoan tuc chuong ngai tren con duong tu hanh chuyen nguoi tre xuat gia hoàn tục chuyện người trẻ xuất gia Mong 18 hàn quốc bức họa phật giáo được han quoc buc hoa phat giao duoc dau gia cao nhat Tiểu đường làm suy giảm khả năng tư hay tao ra mot mua an cu that y nghia khong nen de tuc gian chiem giu con nguoi ban hay nho nhung viec can nho va quen nhung thu can gioi luat la nguon sinh luc cua tang gia phat tu va van de thien อธ ษฐานบารม giới luật là nguồn sinh lực của tăng tao khe gioi luat la mang mach cua phat phap co nen hay khong hòa sinh khí giữa chốn già lam bình lặng tung kinh van su tot lanh nhan dien va chuyen hoa tam benh ung pho mot cach chanh niem voi chu nghia khung tri tuc