-Phó Thư ký HĐCM GHPGVN -Chúng minh Ban Trị sự Thành Hội Phật giáo TP Hà Nội. -Nguyên trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội

	Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh Chỉnh

Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh Chỉnh

-Phó Thư ký HĐCM GHPGVN

-Chúng minh Ban Trị sự Thành Hội Phật giáo TP Hà Nội.

-Nguyên trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội.

Hòa thượng Thích Thanh Chỉnh, thế danh  Nguyễn Phú Chỉnh, sinh  năm 1919 tại thôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội, trong một gia đình nề nếp Nho phong, giàu lòng kính tín Tam bảo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phú Khả, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thìn, Ngài là người con thứ 3 trong một gia đình có 7 anh chị em (6 trai, 1 gái). Lúc thiếu thời, Hòa thượng luôn là người con ngoan, hiếu thảo trong gia đình, được song thân cho đi theo cùng lễ Phật ở các chốn Tổ đình lớn trong vùng. Do nhân duyên đó, Ngài đã sớm khởi tâm mến mộ đạo Phật.

Thời kỳ xuất gia tu học

Năm 1932, khi vừa tròn 13 tuổi, song thân đã đưa Ngài đến đảnh lễ Tổ Thanh Soạn - trụ trì Tổ đình Hoa Lâm, thôn Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội xin xuất gia và được Tổ hoan hỷ thâu nhận, ban pháp danh là Thanh Chỉnh. Từ đó Hòa thượng sớm tối chuyên cần hầu thầy phục dịch, duy trì thời khóa, giữ gìn quy củ thiền môn.

Năm 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di và thọ giới Tỷ kheo năm 21 tuổi (năm 1940), tại Giới đàn Tổ đình Hoa Lâm do Tổ Thanh Chỉnh, viện chủ chùa Thầy Quy, Pháp chủ sơn môn làm Đàn đầu Hòa thượng.

Với tâm niệm chuyên tâm tu học, khi thì ở chốn Tổ Linh Quang - Bà Đá, lúc thì đến Tùng lâm Quán Sứ, nơi đâu Ngài cũng đều được thầy yêu bạn mến vì đức hạnh “chăm học chăm làm” và luôn được các bậc cao tăng thạc đức như Tổ Huệ Tạng, Hòa thượng Tố Liên v.v… ân cần dạy bảo.

Đến năm 1969, Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất mở khóa đào tạo Tăng Ni tại Tổ đình Quảng Bá, Ngài tham gia học tập dưới sự giảng dạy của HT.Trí Độ, HT.Tâm An, HT.Đức Nhuận, cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám v.v…

Hoằng dương Phật pháp

Năm 1954, khi Hòa thượng Tôn sư viên tịch, Ngài trở về Tổ đình Hoa Lâm - Khê Hồi lo việc tang lễ, thờ thầy phụng Phật, nối Pháp tự đời thứ 8 Tổ đình Hoa Lâm. Tại đây, hàng năm Ngài đều mở các khóa An cư kiết hạ cho Tăng Ni sơn môn về tu học, giữ  nhiệm vụ Chánh duy na để duy trì kỷ cương, phép tắc của nhà Hạ.

Trong suốt quãng thời gian kế thế trụ trì, dù ở đâu Hòa thượng cũng đều miệt mài xả thân tác phúc để sửa sang chùa cảnh, làm tròn trách nhiệm: “Trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng”.

* Truyền trì mạng mạch Phật pháp

Hàng năm, tại các Giới đàn do Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức, với giới đức kiêm ưu, Hòa thượng luôn được thỉnh làm Giới sư, trong ngôi Đàn đầu Hòa thượng để trao truyền giới châu - tuệ mệnh cho hàng hậu học tiến đạo nghiêm thân. Ngoài ra Hòa thượng còn làm Thầy truyền giáo Tam quy, Ngũ giới cho các Phật tử thủ đô.

* Trọng trách đối với Giáo hội và Dân tộc

Năm 1947, Ngài giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Chánh Thư ký Hội Phật giáo Cứu quốc huyện Thanh Trì. Năm 1958, Ngài được bổ nhiệm làm Chánh đại diện Phật giáo huyện Thanh Trì. Trên cương vị đó, Ngài luôn quan tâm thăm hỏi các chùa, động viên Tăng Ni, Phật tử trong phong trào “Phụng đạo yêu nước”, tích cực tham gia sản xuất, góp phần ổn định kinh tế của nhà chùa và xã hội.

Từ năm 1971 đến năm 1992, HT được suy cử giữ chức vụ Chánh Thư ký BTS THPG Hà Nội. Cũng trong thời gian này, Ngài được tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND khóa VIII và Ủy viên UBMTTQ TP.Hà Nội khóa IX.

Năm 1981, tại Đại hội thống nhất PG toàn quốc, HT được bầu làm Ủy viên HĐTS kiêm Ủy viên Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN.

Năm 1987, tại Đại hội kỳ II GHPGVN, Ngài được bầu làm Phó ban Tài chính-Kinh tế Trung ương.

Năm1992, tại Đại hội kỳ III  GHPGVN, Ngài được tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa thượng.

Tháng 8-1997, được suy cử giữ chức vụ Phó BTS kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni. Cũng trong năm này, tại Đại hội đại biểu PG toàn quốc lần thứ IV, HT được suy tôn vào HĐCM GHPGVN.

Tháng 8-2002, HT được suy cử giữ chức vụ Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp, Hiệu trưởng Trường TCPH Hà Nội.

Đến tháng 12-2008, tại Hội nghị hợp nhất Thành hội PG Hà Nội và Tỉnh hội PG Hà Tây, HT được suy tôn vào Ban Chứng minh BTS Thành hội PG Hà Nội mới.

Với những công lao to lớn đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc, HT đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì; - Huy chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân v.v...

Hòa thượng thâu thần thị tịch vào hồi 8 giờ 45 phút ngày 9-3-2009 (13-2-Kỷ Sửu), trụ thế 90 năm, trải qua 70 mùa An cư kiết hạ.

NAM MÔ TRANG NGHIÊM THÁP MA HA TỶ KHIÊU GIỚI PHÁP HUÝ Thượng THANH hạ CHỈNH - Hiệu  PHÚC NGHIÊM - Tự  NHU HOÀ GIÁC LINH HOÀ THƯỢNG THIỀN TOẠ HẠ

Môn đồ pháp quyến đồng bái soạn


Về Menu

Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh Chỉnh

con lấy thái độ sai lầm của phật tử việt nam một số suy nghĩ về văn hóa để thi hien niet ban ý nghĩa dâng hương trong nhà phật và các Làm thế nào để có quả tim khỏe mạnh viet trinh tim binh an noi cua phat nguoi khach tro giua vuon hoa phat phap cau chuyen ve nguoi do te va nghiep qua bốn vô lượng tâm chênh những mỹ nhân nổi tiếng là phật tử bốn pháp xây dựng đời sống tại gia lời nhắn nhủ của đức dalai lama gửi Sự nghia kinh ua le dòng sữa của mẹ phai lam gi khi dung giua hanh chanh cua giao hoi quên đi những quá khứ đáng buồn những người nữ xuất gia tu phật có 大法寺 愛知県 nghiệp lo Hói và nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến hay la nhung bong hoa dac biet ngay 20 10 quan the am bo tat la huynh de cua chung ta hòa thượng thích huệ hưng 1917 Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ tim Hồi ức một quận chúa Kỳ 2 Bản án Hoàng đế A Dục một mẫu người dung Những loài hoa chữa bệnh Là tháng ngày yên ả hòa thượng thích phước quang 1908 執著的故事 o day 唐朝的慧能大师 hon nhan va dong tinh học cách giữ lửa cho tình yêu và hôn tinh thần cầu nguyện của người phật giáo dục thiếu nhi từng độ tuổi theo làm niem phat cho cau phuoc bao huong thu lời phật dạy về thời gian và nghiệp nhà 5 nguyên nhân khiến răng ngả vàng