Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.

	Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Hành Trụ (1904-1984)

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Hành Trụ (1904-1984)

     

Hòa thượng Thích Hành Trụ

Ngày xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng. Ðến năm 19 tuổi, được Hòa thượng Giải Tường chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi, Ngài thọ Cụ túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.

Với phong cách đĩnh đạc và say mê học hỏi, Ngài đã trau giồi kinh luật nội điển cùng Quốc văn ở hầu hết các trường hạ, khóa học được tổ chức bấy giờ ở khắp các đạo tràng: chùa Thiên Phước (Thủ Đức) năm 1934; đạo tràng Tổ đình Bát Nhã (Phú Yên) năm 1935... Gặp lúc Phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển, Ngài vào Nam tham học ở Thích Học Đường Lưỡng Xuyên do quý Hòa thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang lãnh đạo.

Năm 1936, Ngài được tiến ở làm Giáo thọ sau khóa trường Hương do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tổ chức tại chùa Long Phước ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài được cử ra Huế học tại Phật học đường chùa Tường Vân, rồi đến chùa Tây Thiên với học tăng cả ba miền tham dự, do Quốc sư Phước Huệ làm Pháp chủ giảng dạy.

Năm 1940, vì bệnh trầm trọng, Ngài phải trở vào Nam điều trị, và ở lại giảng dạy tại Ni trường chùa Kim Sơn ở Phú Nhận.

Năm 1942, Ngài được Tổ Khánh Hòa bổ về Sóc Trăng làm Giáo thọ giảng dạy ở chùa Hiệp Châu, chi hội Kế Sách của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và chùa Viên Giác tại Vĩnh Long.

Năm 1945, Ngài được Hòa thượng Vạn An đưa về làm Giáo thọ giảng dạy tại chùa Hội Phước, Nha Mân tỉnh Sa Đéc. Trong thời gian ấy, Ngài làm Đệ nhất Yết ma trong Đại giới đàn chùa An Phước, Châu Đốc. Sau đó, Ngài về chùa Long An ở Sa Đéc, tại đây đã kết nghĩa pháp đạo huynh đệ cùng ba vị Khánh Phước, Thới An, Thiện Tường và mở Phật học đường. Chư Tăng khắp lục tỉnh hội tụ về tu học rất đông. Xuất thân từ đây có quý Hòa thượng Từ Nhơn, Hòa thượng Huệ Hưng....

Năm 1946, Ngài với ba vị sư đệ kết nghĩa lên Sài Gòn hợp nhau lập chùa Tăng Già, hiện nay là chùa Kim Liên, để tiếp độ chúng Tăng tựu về học. Đây là Phật học đường đầu tiên ở đất Sài Gòn trong Phong trào chấn hưng Phật giáo, mở đường cho các Phật học viện sau này phát triển.

Năm 1947, Ngài lại cùng ba vị sư đệ dựng nên ngôi già lam thứ hai là chùa Giác Nguyên để chuyển chư Tăng về đây tu học, chùa Tăng Già biến thành trường Phật học dành cho Ni chúng. Hai đạo tràng này ngày thêm vang tiếng và Tăng Ni khắp nơi về học rất đông, góp sức phần lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại đất Sài Gòn bấy giờ. Ngài đảm nhiệm Giám đốc Phật học đường Giác Nguyên và Hóa chủ Phật học Ni trường Tăng Già.

Năm 1948, Ngài mở Đại giới đàn tại Phật học đường Giác Nguyên để truyền trao giới pháp cho Tăng Ni thọ trì tu học. Sau Ngài được đề cử làm Trưởng ban Nghi lễ của Giáo hội Tăng già Nam Việt vào năm 1951, làm Chứng minh Đạo sư Hội Phật học Nam Việt tại chùa Xá Lợi Sài Gòn cho đến cuối đời (1956-1984), và là Trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới kỳ 4 tại Nam Vang năm 1957.

Năm 1963, Ngài khai mở Phật học đường Chánh Giác tại chùa Chánh Giác ở Gia Định do Ngài làm giám đốc kiêm trụ trì. Sau đó Ngài về trụ trì thêm chùa Đông Hưng ở Thủ Thiêm và chọn nơi này làm chốn tĩnh tu nhập thất vào những mùa An cư kiết hạ. Năm 1967-1969, Ngài làm Giới sư các Đại giới đàn Hải Đức ở Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Đức ở Phật học viện Huệ Nghiêm (Sài Gòn).

Năm 1975, 1977-1980, liên tiếp Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới đàn tại chùa Ấn Quang do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mở ra để truyền trao giới pháp cho giới tử toàn quốc.

Từ năm 1977-1981, Ngài kiêm chức Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Ngài được cung thỉnh vào làm Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương.

Nhận thấy thời gian đồng hành với lão bệnh, phát sinh nơi thân tứ đại, từ năm 1976 trở đi, Ngài phát nguyện nhập thất an tịnh cho đến khi về cõi Phật. Vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), huyễn thân Ngài nhẹ nhàng chuyển hóa. Ngài trụ thế 80 năm, được 59 hạ lạp, để lại trong tâm tưởng đàn hậu tấn niềm tri ân vô hạn bởi một sự nghiệp vô cùng lớn lao. Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài, và truyền thừa Chánh pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến với các tác phẩm để lại:

- Sa Di Luật Giải.

- Qui Sơn Cảnh Sách.

- Tứ Phần Giới Bổn Như Thích.

- Phạm Võng Bồ Tát Giới.

- Kinh A Di Đà Sớ Sao.

- Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên.

- Kinh Hiền Nhân.

- Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn.

- Tỳ Kheo Giới Kinh.

- Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn.

- Long Thơ Tịnh Độ.

- Sơ Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư.

- Nghi Thức Lễ Sám.

- Kinh Thi Ca La Việt.

- Sự Tích Phật Giáng Thế.

Hòa thượng là vị sư biểu của hàng cao tăng đạo cao đức trọng, uy kính trong Tăng già. Công hạnh của Ngài mãi còn được sự ngưỡng vọng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

.

Môn đồ pháp quyến phụng soạn


Về Menu

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Hành Trụ (1904 1984)

吕良伟演的释迦牟尼是什么电视剧 คนเก ยจคร าน 腳底筋膜炎治療 å¾ hïu 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 別五時 是針 phÃƒÆ p Khánh Hòa Tưởng niệm tuần chung thất xem tivi nhiều gây hại cho não bộ 弥陀寺巷 Nhập định để được thanh thoát Ngoại tôi Xin lỗi hoa Quỳnh Canh bạch quả nấm hương táo đỏ 单三衣 四比丘 ki廕穆 即刻往生西方 moi hieu duoc nhung dieu nhu the 深恩正 Mối liên hệ giữa thầy 禅诗精选 зеркало кракен даркнет 般若心経 読み方 区切り Đức tin mầu nhiệm ธรรมะก บพระพ ทธเจ 一息十念 hòa thượng thích thiện chơn 1914 หล กการน งสมาธ 墓 購入 ก จกรรมทอดกฐ น giẠm 地藏經 tu 鎌倉市 霊園 bun 墓の片付け 魂の引き上げ tham luan tai dai hoi dai bieu phat giao toan quoc hoa 忍四 Súp rau củ tốt cho sức khỏe お仏壇 お供え chuỗi ngọc trân bảo pháp thí 父母呼應勿緩 事例 sám hối Chợ Cóc 元代 僧人 功德碑 净土网络 TP 每年四月初八 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Tình mẹ trong Phật giáo อธ ษฐานบารม