Suốt cuộc đời từ khi lớn lên cho đến trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 84 và hạ lạp 63 năm, với nhiều cương vị, chức danh khác nhau trong đạo và đời, cố Hòa thượng Maha Trần Dạnh luôn quan tâm cho lợi ích chung của Đạo và Đời. Tấm gương của Ngài mai mãi được tất cả chư Tăng, Tín đồ Phật tử hôm nay và mai sau kính phục, học tập noi theo...

Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha (Trần Dạnh)

Thân thế

Hòa thượng Maha Trần Dạnh, sinh năm Bính Dần, Phật lịch 2425 - dương lịch 1926 tại phum Đikrohom, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Song thân của Ngài là cụ ông Trần Rịch và cụ bà Kim Thị Ơi.

Hòa thượng có ba anh chị em, một là Hòa thượng, 2. Bà Trần Thi Kane, 3. ông Trần Mess. Thuở ấu thơ, Ngài đã được song thân giáo dục, nên rất ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ, siêng làm việc nhỏ phụ giúp gia đình.

VT.jpg

Chân dung Hòa thượng Kesaravinayo Maha (Trần Dạnh)

Xuất gia tu học và hành đạo:

Phật lịch 2438, dương lịch 1938, Hòa thượng tròn 13 tuổi, được cha mẹ đưa đến chùa Cà Hom, là chùa quê quán để được vị sư dạy chữ. Đến Phật lịch 2441 - dương lịch 1941 sau khi học chữ khá thành thạo, cha mẹ tổ chức cho Sekkha Trần Dạnh thọ giới Sa di tại chùa Cà Hom, do Hòa thượng Thạch Kane ban tế độ.

Sau một năm tập trung học hành kinh kệ, chữ nghĩa, đến Phật lịch 2442 - dương lịch 1942, được Sư cả Thạch Kane chấp thuận cho Sa di Trần Dạnh đến học Pali giáo lý tại chùa Vam Rai mới, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú. Phật lịch 2443 - dương lịch 1943 học tại chùa Chông Prêy, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú. Phật lịch 2444 - dương lịch 1944, học tại chùa Kosla, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú. Sau ba năm nỗ lực học Pali, Sa di Trần Dạnh đậu tốt nghiệp Palirong đạt loại giỏi về môn Pali.

Năm 1945, Sa di Trần Dạnh tròn 20 tuổi, được sự cho phép của Hòa thượng tế độ, Sa di Trần Dạnh thọ cụ túc giới Tỳ khưu tại Sima chùa Cà Hom, Hòa thượng Kesarappanno Thạch Leo là thầy tế độ, nhị vị Hòa thượng Dhatthe Kim Cao Hong và Hòa thượng Suvannjotu Truy Péch là thầy Yết ma, Sau khi được thọ cụ túc giới, Tỳ khưu Trần Dạnh luôn tinh tấn, chăm chỉ học tập về Phật học lòng ham muốn cho bạn thân chuyên về Pali Tỳ khưu thỉnh cầu ý kiến Hòa thượng Trụ trì xin đi học ở Campuchia. Do tình hình học Khmer Pali lúc bấy giờ ở quê nhà còn rất hạn chế, nên đến PL.2491 – DL. 1945, Tỳ khưu Trần Dạnh đến chùa Keo Prắc Phlơn Thủ đô Phnôpênh – Vương quốc Campuchia, dương lịch 1949 Tỳ khưu đã thi đậu vào Trường Cao cấp Pali, sau 4 năm tiếp tục phấn đấu miệt mài, học hành trên đất khách quê người, Tỳ khưu đã tốt nghiệp Trường Cao cấp Pali. Hoài bão cuối cùng trên con đường học vấn, nâng cao daan trí lúc bấy giờ của cố Hòa thượng Maha Trần Dạnh đã thành đạt.

Với sự cảm thông sâu sắc về trình độ, học thức thấp kém đến ngu muội, nghèo nàn, lạc hậu của đồng bào Phật tử, huynh đệ đồng môn ở quê nhà đất Tổ, Tỳ kheo Trần Dạnh đã quyết định quay về chùa Cà Hom, là nơi giúp Achar Maha Trần Dạnh biết mặt chữ và tiếp cận áo Phật đầu tiên để cùng sư phụ, sư môn kiến thiết chùa chiền mở rộng, dạy chữ đầu tiên tại huyện Trà Cú vào năm 1961, Achar Trần Dạnh đảm nhiệm là vị Achar Hiệu trưởng Trường xóa mù chữ và Pali Vinaya Trung cấp. Vừa làm Achar giảng dạy Pali Vinaya, vừa làm Pháp sư thuyết pháp truyền bá giáo lý Đức Phật cứu độ chúng sinh.

Thế rồi, ngày tháng trôi qua rất nhanh, ngày qua tháng lại, phẩm hạnh đã vuông tròn, thực hành theo lời dạy của Đức Phật, Ngài đã làm cho gương phẩm hạnh tỏa sáng, ngầm ấm hương thơm như hoa Keso (bông An Vương) thơm khắp mọi nơi. Bằng con đường “phụng sự Đạo pháp, phục vụ chúng sanh”, vì “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.

Năm 1961, Achar Trần Dạnh là một hiệu trưởng, vị trụ trì sống rất giản dị, mỗi khi có cụ ông, cụ bà đau yếu, Achar Trần Dạnh thường đến thăm viếng, an ủi và hướng dẫn thực hành theo lời dạy của Đức Phật. Hơn nữa, Achar Trần Dạnh luôn là một vị trụ trì toàn tâm toàn ý cùng với chư Tăng, đồng bào Phật tử bổn đạo tiếp tục xây dựng cơ ngơi thờ tự, đẩy mạnh công tác xã hội, mở rộng hoạt động từ thiện góp phần làm cho chùa và Phum Sróc ngày càng rạng rỡ, và Ngài cùng với các vị Thiền sư Cao Tăng đã tích cực hoạt động nền giáo dục Phật học, Hòa thượng xây dựng được các công trình như giảng đường, trai đường và các công trình khác hiện nay như Chánh điện đang xây dựng.

Năm 1975, vận động 1.200 vị Sư sãi tham gia thi đua yêu nước, đấu tranh chống Mỹ và tay sai như sự việc ngày 19, 20, 22 tháng 2 năm 1975 tại chùa Sóc Char, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú. Từ khi nhận chức năm 1992 đến nay, ngoài công việc Phật sự trong chùa, Hòa thượng còn tham gia trong Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh với chức danh Hội trưởng 5 nhiệm kỳ liên tiếp, điều hành công việc Phật sự trong tỉnh với chức danh Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Trà Vinh suốt 3 nhiệm kỳ, từ năm 2001 Hòa thượng Mahasaray – Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Trà Vinh viên tịch, Hòa thượng được suy cử làm Quyền Trưởng ban rồi Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh nhiệm kỳ III (1997 - 2002) cho đến nay. Nhất là tại Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ V (2002 - 2007), Hòa thượng đã được Đại hội suy tôn làm thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử làm ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến ngày về cõi Phật (2009). Và đồng thời được chư Tăng, Phật tử cung thỉnh làm Prắc Mekone Phật giáo Khmer tỉnh Trà Vinh cho đến ngày nhập Niết bàn.

Hòa thượng được Nhà nước trao tặng Huy chương Kháng chiến Chống Mỹ Hạng nhất, Huy chương Vì Sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân, Huy chương Bảo vệ An ninh Tổ quốc, Huy chương Về Sự nghiệp phát triển dân tộc miền núi, Bằng Tuyên dương Công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen.

Viên tịch:

Do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 20giờ 50 phút, ngày 05 tháng 6 năm 2009, (nhằm ngày 13 tháng 5 năm Kỷ Sửu, Phật lịch 2553). Suốt cuộc đời từ khi lớn lên cho đến trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 84 và hạ lạp 63 năm, với nhiều cương vị, chức danh khác nhau trong đạo và đời, cố Hòa thượng Maha Trần Dạnh luôn quan tâm cho lợi ích chung của Đạo và Đời. Tấm gương của Ngài mai mãi được tất cả chư Tăng, Tín đồ Phật tử hôm nay và mai sau kính phục, học tập noi theo.

Thế là Hòa thượng đã hoàn thành một đoạn đường lịch sử hành đạo của người con Phật, để trở về thế giới Niết bàn vô tung bất diệt, nhưng công đức và Đạo nghiệp của Hòa thượng vẫn còn sáng ngời trong trang sử Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

 

Môn đồ pháp quỵến (kính soạn)


Về Menu

Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha (Trần Dạnh)

chÙa tuc chuong ii phat giao sau thoi hai ba trung 建菩提塔的意义与功德 盂蘭盆会 応慶寺 muoi dieu khong nen lam trong cuoc song Người Sài Gòn miền Tây thường ăn PhÃÆp 禅诗精选 biển 천태종 대구동대사 도산스님 ï¾ ï¼ イス坐禅のすすめ 行願品偈誦 Chùa Vạn Phước le phat dan va su anh huong van hoa trung hoa 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Cà chua 迴向 意思 Phan 4 Ăn trái cây có cần đúng lúc không thoà t đêm ngày biển động Giải mối oan khiên Hiểu về trái tim 坐禅 Thương 佛子 tóm 度母观音 功能 使用方法 Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam Lâm Đồng Lễ húy nhật Đại lão ç¾ ấn 观世音菩萨普门品 rong 曹洞宗管長猊下 本 Mẹo giữ vitamin trong rau xanh Một ngày Thở và cười î Ï 佛教蓮花 川井霊園 Chùa mình vẫn kết hoa hồng chứ 既濟卦 หล กการน งสมาธ ß 栃木県 寺院数 欲移動 åº