Hòa thượng thế danh: Đặng Văn Thơ, sinh năm 1949 (Kỷ Sửu) tại thôn Vạn Phú, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, trong một gia đình thâm tín Phật pháp. Thân phụ là cụ ông Đặng Hào Kiệt. Thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Thừa. Hòa thượng có tám người em, sáu gái, hai trai, Hòa thượng là anh cả.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Đồng Trí (1949 – 2009)

1. Thời niên thiếu

Hòa thượng thế danh: Đặng Văn Thơ, sinh năm 1949 (Kỷ Sửu) tại thôn Vạn Phú, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, trong một gia đình thâm tín Phật pháp. Thân phụ  là cụ ông Đặng Hào Kiệt. Thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Thừa. Hòa thượng có tám người em, sáu gái, hai trai, Hòa thượng là anh cả.

2. Thời kỳ tu học và hành đạo:

Hòa thượng xuất gia năm 16 tuổi (1964) tại chùa Thiền Tôn, thôn Vạn Định, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Tôn Hòa thượng Thích Từ Huệ làm Thầy, Hòa thượng Từ Huệ cho Pháp Danh Đồng Trí, thuộc môn phái Chúc Thánh, thuộc giòng kệ “Minh thật pháp toàn chương....”

Năm 1965 y chỉ với HT. Thích Từ Hương, chùa Mỹ Phong, thôn Văn Trường, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, thuộc môn phái Tổ đình Thập Tháp, giòng kệ: “Tổ đạo giới định tôn...” trong năm 1965 HT. Thích Từ Hương đưa Hòa thượng lên chùa Bửu Minh, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tu học.

tang le (3).jpg

Năm 1968 thọ giới Sa Di tại giới đàn chùa Long Khánh - Quy Nhơn.

Năm 1969 – 1972 lưu trú ở chùa Bích Liên, Đập Đá, và học tại Phật Học viện Phước Huệ, chùa Thập Tháp, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, do HT. Thích Kế Châu làm giám viện.

Năm 1973, thọ giới Tỳ kheo tại đại giới đàn Phước Huệ - Nha Trang, do Đại lão HT. Thích Phúc Hộ làm Đàn đầu Hòa thượng. Lần thọ đại giới này HT. Thích Từ Hương ban cho Pháp hiệu là Giác Tuệ.

Năm 1972 – 1974 tu học tại Thiền viện Linh Quang, Vũng Tàu do HT. Thích Thanh Từ làm Viện Trưởng.

Năm 1975 – 1988 Trụ trì chùa Bửu Minh, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Năm 1988 – 2009 Viện chủ chùa Hồng Từ, Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Kon Tum.

3. Những chức vụ đảm nhiệm:

- Nguyên Ủy viên HĐTS - GHPGVN nhiệm kỳ 5 (2002 – 2007)
- Nguyên Trưởng ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Kon Tum
+ Nhiệm kỳ 1 (1995 – 2002)
+ Nhiệm kỳ 2 (2002 – 2007)
- Nguyên ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Kon Tum
+ Lần thứ 6 nhiệm kỳ (1999 – 2004)
+ Lần thứ 7 nhiệm kỳ (2004 – 2009)
- Viện chủ Chùa Hồng Từ (1988 – 2009)

4. Công đức trùng tu xây dựng:

Năm 1988, khi về đảm nhiệm Trụ Trì chùa Hồng Từ (Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Kon Tum) thì chùa Hồng Từ là một cơ sở thờ tự xuống cấp, vắng bóng Phật tử lui tới tu học. Hoà thượng đã cùng với các vị trong Ban hộ tự  và các Phật tử đạo tâm chỉnh trang cơ sở thờ tự và sắp xếp ổn định tổ chức tu học, trong thời gian này, Hoà thượng có xây dựng mới cổng Tam quan với kiến trúc đặc thù.

Năm 2002, nhớ đến ngôi chùa bé nhỏ đã hư hoại trầm trọng ở thôn Vạn Định, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, nơi xuất gia tu học đầu tiên và cũng là địa phương nơi sinh trưởng, Hoà thượng đã đem hết tâm sức đại trùng tu trở lại, trở thành một ngôi Già lam tiêu biểu được kiến trúc Phật giáo ở phía bắc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, lần trùng tu này gồm có cổng Tam quan, chánh điện, nhà Tổ, nhà Tăng, và thỉnh một Đại hồng chung khoảng 200 kg, cùng tự vật tự khí cho chùa.

5. Những ngày cuối cùng:

Hơn bốn mươi năm hoằng pháp lợi sinh, tựa như một cỗ xe đến thời kỳ hư hoại, và cũng là quy luật tất yếu của kiếp người, sanh lão bệnh tử, Hòa thượng đã lâm bệnh. Mặc dù đã được Ban Trị Sự tỉnh hội Phật giáo Kon Tum, cũng như môn đồ pháp quyến và các y, bác sỹ bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tận tình chăm sóc chữa trị, nhưng tuổi cao sức yếu Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 03h00 ngày 10 tháng 09 năm 2009 (nhằm ngày 22 tháng 07 năm Kỷ Sửu) tại chùa Hồng Từ, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Trụ thế 61 năm, 40 hạ lạp.

Sinh tiền Hòa thượng tính vốn ôn hòa điềm đạm, hiếm khi làm phật lòng người khác. Chính bản tính nhu thuận đó Hòa thượng đã lèo lái con thuyền gIáo hội qua được những giai đoạn khó khăn nhất. Từ lúc làm Trưởng ban Trị sự lâm thời Tỉnh hội Phật giáo Kon Tum năm 1993 đến năm 2007, tất cả là 11 năm.

Cả cuộc đời của Hòa thượng từ lúc xuất gia tu học đến lúc viên tịch, không lúc nào là không nghĩ đến Đạo pháp và Dân tộc, Hòa thượng đã đóng góp hết sức mình để xiển dương đạo pháp, luôn mong muốn đạo pháp cửu trụ ở cõi ta bà. Nay báo thân của Hòa thượng không còn nữa, nhưng pháp thân của Hòa thượng vẫn tồn tại mãi ở thế gian này, trong gia đình tâm linh Hòa thượng có tất cả bảy người người đệ tử xuất gia, luôn tiếp nối hạnh nguyện lợi tha, hoằng dương đạo pháp của Hòa thượng.

Hôm nay trước chân dung, linh vị của Giác linh Hòa thượng, bốn chúng đệ tử tâm thành đảnh lễ cầu nguyện mười phương chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư lịch đại Tổ Sư tiếp độ Giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Nam mô Lâm tế chánh tông, tứ thập tam thế, húy thượng Đồng hạ Trí, tự Thanh Tấn, hiệu Giác Tuệ, giác linh Hòa thượng.


Về Menu

Tiểu sử Hòa thượng Thích Đồng Trí (1949 – 2009)

3 không khi dùng sữa tươi tÃ Æ o vẻ tÃ Æ la Äón Cây sen cạn làm thuốc thiền chữa trị thân tâm Ngưu bàng hầm mơ muối Ä em Thiền tập với trẻ em Đầu Cà ri chay Tổng luận năm Thủ uẩn Đâu Ä Ã³n chùa long tiên người đã chết ăn cái gì nghiệp Để giảm nguy cơ sinh hen suyễn cho Hồi hướng 普提本無 Tự làm đậu Ðạo đức y sinh từ một quan điểm cúng dường một con người bình thường Ăn nhiều khoai tây có thể gây tăng doi nguoi ky thuc chi la 6 su kien 曹洞宗 お寺 有名 dù 夜渡凡尘 削发更衣 nan do 水天需 Vì sao con người nên ăn uống thuần lòng từ chua có hay không một tình yêu chân thật bức thư cảm động của bố gửi con gái Quán tâm không sinh không diệt chánh niệm Giàu có đạt Vi Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Phước mẠt lo cay va con rua mu loi phat day Phượng tím nhạc phố chiều mưa Ly tán giữa vàng son