I. Thân thế: HT.Thích Huệ Hải, thế danh Nguyễn Trung Tín, sinh ngày 17-7-Kỷ Mùi (1919) tại làng Bình Đức, tỉnh Mỹ Tho, nay là TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Hòa thượng xuất thân trong một gia đình trung nông, thân phụ là cụ ông Nguyễn Trung Chánh theo tín ngưỡng Khổng giáo, thân mẫu là cụ bà Huỳnh Thị Đạo theo tín ngưỡng Phật giáo. Vì vậy, Hòa thượng đã sớm ảnh hưởng bởi hai nền đạo giáo đó là Phật giáo và Khổng giáo. Thân phụ và thân mẫu của ngài sanh được hai người con. Hòa thượng là con thứ hai, người chị cả tên Nguyễn Thị Tất đã tham gia tích cực trong việc tiếp tế lương thực cho anh em bộ đội giải phóng quân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và đã hy sinh.

TIỂU SỬ Hòa thượng THÍCH HUÊ HẢI

I. Thân thế: HT.Thích Huệ Hải, thế danh Nguyễn Trung Tín, sinh ngày 17-7-Kỷ Mùi (1919) tại làng Bình Đức, tỉnh Mỹ Tho, nay là TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Hòa thượng xuất thân trong một gia đình trung nông, thân phụ là cụ ông Nguyễn Trung Chánh theo tín ngưỡng Khổng giáo, thân mẫu là cụ bà Huỳnh Thị Đạo theo tín ngưỡng Phật giáo. Vì vậy, Hòa thượng đã sớm ảnh hưởng bởi hai nền đạo giáo đó là Phật giáo và Khổng giáo. Thân phụ và thân mẫu của ngài sanh được hai người con. Hòa thượng là con thứ hai, người chị cả tên Nguyễn Thị Tất đã tham gia tích cực trong việc tiếp tế lương thực cho anh em bộ đội giải phóng quân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và đã hy sinh.

II. Xuất gia - Học đạo:

Thuở ấu thời, Hòa thượng rất thông minh và khôi ngô. Năm lên 7 tuổi, Hòa thượng được bà nội dẫn đi chùa và quy y Tam bảo với Tổ Phi Lai thượng Chí hạ Thiền húy Như Hiển và được Tổ đặt cho pháp danh là Hồng Trung hiệu Thiện Tín.

Năm 10 tuổi (1929), nhân duyên hội đủ, ngài chính thức xuất gia đầu Phật với Tổ Phi Lai chùa Phi Lai, núi Voi - Châu Đốc.

Năm 1933, Tổ Phi Lai viên tịch, lúc ấy Hòa thượng được 14 tuổi, Hòa thượng tiếp tục cầu pháp và học đạo với HT.Thích Như Tâm, trụ trì chùa Định Long, Châu Đốc.

Năm 15 tuổi (1934), Hòa thượng y chỉ sư cho  phép Ngài đăng đàn thọ giới Sa di.

Năm 20 tuổi (1939), để viên mãn tam đàn giới pháp, Hòa thượng được thọ Đại giới tại chùa Phước Trường, thuộc xã Mỹ Trung, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).

Sau khi thọ Đại giới, Hòa thượng luôn nỗ lực học tập kinh điển Đại thừa và đã lần lượt tham học với HT.Thích Huệ Pháp, húy Hồng Phó, trụ trì chùa Long Khánh, xã Mỹ Đức, Châu Đốc; HT.Thích Thiện Huyền, húy Nhật Đạt; HT.Thích Minh Nguyệt, chùa Bửu Long - Trung Lương, Mỹ Tho.

Năm 1948, Hòa thượng về cầu pháp với HT.Thích Bửu Thọ, húy Như Mật chùa Tây An và ngài được HT ban cho Pháp tự Thích Huệ Hải.

III. Hành đạo

Năm 1954, HT về Sài Gòn, do thân tứ đại không được mạnh khỏe nên HT dưỡng bệnh tại chùa Phước Trường, Bàn Cờ, Q.3; Năm 1955, HT làm trụ trì chùa Long Hoa, Nhà Bè, tỉnh Gia Định; Năm 1956, trụ trì chùa Bửu Lâm, núi Thị Vải, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh BR-VT); Năm 1957 đến năm 1960, HT theo học khóa huấn luyện trụ trì Như Lai sứ giả do Giáo hội Tăng già Nam Việt tổ chức tại chùa Pháp Hội - Sài Gòn; Năm 1960 đến 1961, HT làm Giám viện Phật học đường Lưỡng Xuyên tỉnh Trà Vinh; Năm 1962, Phật tử Hà Vi Hưng, pháp danh Minh Đức và Ôn Thị Đệ, pháp danh Diệu Hạnh cúng dường khu đất xây dựng chùa Từ Quang và đến năm 1966 ngôi già lam Từ Quang đã hoàn tất việc xây dựng và tổ chức lễ khánh thành vô cùng trọng thể; Năm 1967 đến 1974, Hòa thượng liên tục mỗi năm mở khóa An cư kiết hạ và Đại giới đàn tại chùa Từ Quang cho các giới tử từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ về thọ lãnh giới pháp để tu học, do các vị Đại lão HT luân phiên làm đàn đầu Hòa thượng như: HT.Thích Trí Tịnh, HT.Thích Thiện Hòa, Thích Hành Trụ, Thích Huệ Hưng và Hòa thượng luôn chứng dự trong hàng Thập sư truyền giới.

Tại Đại hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ III (1990-1993), Hòa thượng được Đại hội cung thỉnh vào ngôi vị Chứng minh Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh cho đến ngày viên tịch.

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV năm 1997, Hòa thượng được Đại hội suy tôn lên hàng Giáo phẩm Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến ngày về cõi Phật.

Với giới đức trang nghiêm, thanh tịnh, mô phạm chốn tòng lâm, Hòa thượng thường được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu của các Giới đàn của Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu v.v... có hàng ngàn giới tử đã đắc pháp, giới thể châu viên, giới thân thanh tịnh, trang nghiêm dòng diệu thể. Với tự thân, Hòa thượng luôn là một ngọn đèn sáng soi và dẫn dắt hàng hậu học. Ngài luôn khép mình trong giới luật, khiêm cung, từ hòa hỷ xả, thực hiện hạnh thiểu dục tri túc, xiển dương Tịnh độ và luôn luôn niệm Phật cầu vãng sanh. Lòng từ bi của Ngài luôn trải rộng ra tất cả, không phân biệt, luôn hòa đồng tôn giáo và luôn chấp hành theo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như của Giáo hội.

Bằng ý nghĩa trang nghiêm ngôi Tam bảo Từ Quang, Hòa thượng cùng Tăng Ni, Phật tử quyết tâm trùng tu chùa Từ Quang khang trang huy hoàng như ngày hôm nay, xứng đáng là cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh và Phật giáo địa phương. Nhất là cùng quý HT.Thích Minh Lượng, HT.Thích Minh Chánh quyết tâm trùng tu Tổ đình Kim Cang, nơi ghi dấu tháp Tổ sư Nguyên Thiều trú xứ Đồng Nai Nam Bộ.

Đồng thời, Hòa thượng kết hợp cùng với Ban Đại diện Phật giáo huyện đã tổ chức khóa An cư kiết hạ cho huyện và quận trong nhiều năm liền, tổ chức đạo tràng tu Bát quan trai cho Phật tử, hình thành lớp giáo lý cho Phật tử tu học theo con đường Phật pháp tại trú xứ chùa Từ Quang cũng như các cơ sở của Phật giáo quận trong suốt thời gian Hòa thượng còn tại vị.

IV. Thời gian viên tịch:

Thế rồi, theo định luật vô thường, sanh lão bệnh tử, trong những năm tháng cuối đời, thân tứ đại của Hòa thượng không được bình thường nhưng Hòa thượng luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác cho đến khi Hòa thượng thu thần viên tịch vào lúc 5 giờ 20, ngày 15 tháng 9 năm 2008, nhằm ngày 16 tháng 8 năm Mậu Tý. Trụ thế 90 năm; hạ lạp 70 năm. Hòa thượng ra đi trong niềm kính tiếc vô biên của môn đồ pháp quyến, của Tăng Ni và Phật tử Phật giáo Việt Nam.

Nam mô Từ Lâm Tế Gia Phổ, Tứ thập thế, Pháp húy thượng Hồng hạ Trung, tự Huệ Hải, hiệu Thiện Tín, Nguyễn công Đại lão Hòa thượng Giác linh.

Môn đồ pháp quyến đồng bái lập


Về Menu

TIỂU SỬ Hòa thượng THÍCH HUÊ HẢI

天风姤卦九二变 モダン仏壇 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 四国中央市 楞嚴咒 福袋 饒益眾生 linh hồn có thật tồn tại vĩnh viễn xuat gia 饿鬼 描写 niem tin trái tim biết trở về với nguồn 每年四月初八 上座部佛教經典 lội Người bị tiểu đường nên ăn ít buổi 麓亭法师 佛教艺术展 法国 妙蓮老和尚 お仏壇 お供え คนเก ยจคร าน thuc hanh tung niem trong phat giao 佛教書籍 Cánh đồng mùa nhớ khói Thức Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất Bát nhã tâm kinh Gừng tươi có tác dụng giảm đau 皈依是什么意思 Từ Lễ húy kỵ lần thứ 106 Tổ sư Minh พ ทธโธ ธรรมโม Tiếng chim mầu nhiệm 川井霊園 chanh 雷坤卦 hanh nguyen bo tat hieu ve nhan qua nhu the nao cho dung 別五時 是針 一息十念 福生市永代供養 Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa ni sinh việt nam đạt thủ khoa tốt khi nhung nguoi tre len nui song dep voi thanh bßi Mỗi ngày bạn cần ngủ bao nhiêu là cam thực hiện tinh thần từ bi ก จกรรมทอดกฐ น chương iv mâu tử và lý hoặc luận 3 kiểu tri kỷ nhất định phải kết giao