Câu chuyện Phật tử Nguyễn Thanh Thúy, thí sinh Vietnam
Tìm gặp người Phật tử bình tĩnh sống giữa núi rừng B’Lao

’s got Talent có cuộc đời nhiều giông bão nhưng nhờ niềm tin mãnh liệt vào điều lành, vào Tam bảo đã có câu nói bất chợt, cũng là điều chắt lọc từ nhiều chục năm làm người của chị: “Không sao đâu, binh tinh sông!” - trở thành một liệu pháp tinh thần cho bao người gặp hoàn cảnh bất như ý… PV sau bài báo đó đã tìm gặp Phật tử Nguyễn Thanh Thúy giữa núi rừng B’Lao (Bảo Lộc, Lâm Đồng), một cuộc gặp gỡ xúc động và được chứng kiến thêm những hình ảnh bình dị của con người chân chất này.
 
Dù hoàn cảnh như thế nào, nhưng cô - Phật tử Nguyễn Thanh Thúy vẫn vững niềm tin, luôn lạc quan, hát và sống với trọn tấm lòng về cuộc đời  
Một cuộc sống đơn sơ

Chúng tôi tìm đến nơi cô Thúy và người em đang ở, căn nhà nhỏ vỏn vẹn 14m2 nằm giữa một ngọn đồi, bao xung quanh với hàng rào cây mì được hai người phụ nữ dựng lên rất khéo.

Lối vào bên trong ngôi nhà hẹp, với rất nhiều thùng đựng nước mưa được hai chị em hứng và cất giữ lại, dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Cô Thúy bảo nhà hơi “xấu”, nhưng thực ra là nó quá nhỏ, quá đơn sơ nên ít khi cô mời mọi người vào nhà. Trong căn nhà nhỏ ấy, cô ghi nhớ mỗi vật dụng do ai tặng, tặng vào dịp nào. Có những kỷ vật được tặng từ những lần cô chữa bệnh khỏi cho bệnh nhân, có những vật dụng do người ta quý mến tặng, cô nhận, nhiều món đã khá lâu không còn dùng được cô vẫn để đó bởi lẽ “trân quý tấm lòng người tặng”.

Trên căn gác nhỏ vào buổi trưa rất nóng và bức bí, cô lấy mền che hai cây đàn guitar lại, “để dây không bị lệch, bị căng”. Cô bảo từ khi đi thi, có người biết gửi cho hai bao đàn “xịn” để bảo quản cây đàn. Mọi đồ đạc trong nhà, đều do hai chị em tự làm, vì như cô nói: “Nếu mình thuê làm thì không đủ tiền trả, còn ai đó làm giúp sẽ không trúng ý của mình…”.

Bàn Phật nhỏ được cô thiết trí ở nơi trang trọng trên gác, có hoa, bánh, trái cây. “Tối nào hai chị em cũng lạy Phật, ngày nào không lạy Phật lại thấy thiếu một điều gì đó rất quan trọng”, cô Thúy chân thành bày tỏ.

Buổi tối hôm đó, chúng tôi có duyên được cô mời bữa cơm (cũng đơn sơ, đạm bạc như chính cảnh, người nơi đây) - với chén nước tương, đậu xào, canh cà chua nấu với đậu bắp - những món ấy theo cô, do một người ở chợ biếu, chị em cô ăn phần cơm nguội còn lại hồi trưa, còn cơm nóng nhường cho khách.

 
 Nơi tâm linh trong ngôi nhà nhỏ của chị em cô Thanh Thúy ở Bảo Lộc - Ảnh: N.D
Trong ánh sáng của bóng đèn sử dụng nguồn điện từ bình ắc-quy, cô bảo hồi trước chỉ sử dụng đèn dầu thôi, từ hôm cô đi thi, có phần tiền hỗ trợ từ các vị giám khảo chương trình mới mua được bình sạc để thắp đèn. Nhưng mọi thứ với cô bây giờ cũng như trước kia “có cũng được mà không có cũng được”.

“Cảm ơn đời đã mài giũa”

 “Chị Thúy giỏi lắm, từ nhỏ cái gì chị cũng giỏi. Chị là người hay nghiên cứu tìm tòi”, cô Nguyễn Thanh Mai (em gái của cô Thúy) nói về chị mình với niềm yêu kính.

Cô Thúy giãi bày: “Tính tôi rất hay nghiên cứu, từ nhỏ đến giờ đều như vậy”, rồi cô kể, đã tự học đàn lúc 9-10 tuổi; khi ấy, người cha kính yêu của cô không có ý cho con gái học đàn, học võ thuật, học thể thao… mà chỉ muốn con mình học giỏi về văn hóa. “Nhưng tôi lén bố học hết…”, cô kể như một hồi ức đẹp về quãng đời ấu thơ của mình.

Nói về công việc hiện tại, công việc mà cô chia sẻ “cứu người hoàn toàn với tâm từ thiện” - cô Thúy cho biết đã học phương pháp chữa bệnh bằng cách bấm huyệt qua một người bạn vong niên sống ở nước ngoài. Ban đầu chỉ chữa những bệnh thông thường, sau đó nhờ kinh nghiệm và sự chịu khó nghiên cứu tìm hiểu thêm sách vở, cô đã biết thêm cách chữa trị một số chứng bệnh khác như hiện tại.

Nhắc về thân sinh của mình, ánh mắt cô luôn ánh lên niềm tự hào. “Bố sống chính trực lắm, tiền lương của bố đủ nuôi mười mấy người trong nhà, nhưng khi bố qua đời, thì gia đình khó khăn nên tôi phải đi khai hoang lập nghiệp”, cô chia sẻ.

Trong dòng ký ức của mình, cô cho biết đã đi nhiều nơi, từ Long An, Đồng Nai... Và sau những biến cố cuộc đời mà cô không muốn nhắc nữa, 5 năm trước cô đã chọn đất Bảo Lộc để “an cư”. “Đi đâu rồi cũng vậy, nên ở đây niệm Phật để giữ tâm thanh tịnh, chuyện gì đến rồi sẽ đến, bình tĩnh mà sống”.

Cô nhắc đi nhắc lại triết lý sống đó, rồi giải thích rằng: “Cuộc sống của mình phải bình tĩnh sống, đó là lý tưởng. Làm việc trong khả năng của mình, miễn sao đem đến sự vui vẻ cho mọi người, đó đã là điều hạnh phúc rồi”.

Tâm nguyện thiện lành

Câu chuyện giữa cô Thanh Thúy với người viết nhiều lần bị gián đoạn bởi những cuộc điện thoại từ Tây Ninh, TP.HCM, Nha Trang… liên lạc nhờ cô chữa bệnh.

20 năm gắn bó với phương pháp chữa bệnh “phản xạ liệu pháp” - bằng cách day ấn huyệt dưới lòng bàn chân và tuyệt đối không uống thuốc, cô đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân, trong đó có các trẻ tự kỷ, động kinh... Và như cô chia sẻ với khán giả cuộc thi, cô làm trong tinh thần hoàn toàn từ thiện của một người Phật tử.

Hỏi cô có nhớ số bệnh nhân mà mình chữa tới giờ là bao nhiêu không, cô Thúy cho biết: “Tôi chỉ biết điều trị, một số người có tiến triển thì ghi “giấy công nhận” việc tôi trị liệu có kết quả, tôi giữ lại làm kỷ niệm hoặc khi ai hỏi thì đưa những giấy ấy để họ thêm niềm tin vào việc mình làm”.

 
Thái độ sống chân thành của cô Thanh Thúy đã chạm đến trái tim của nhiều bạn trẻ
Dù làm từ thiện nhưng thỉnh thoảng cũng có thị phi, những lúc đó người Phật tử chân chất ấy đã... trị liệu tâm mình để khỏi bị xáo trộn bằng cách niệm Phật. Và rồi lại... bình tĩnh sống. Cô tâm nguyện, dù chuyện gì tới cũng thôi kệ, “thấy việc gì cần làm và có ích cho người khác thì cứ làm”.

Có lẽ, với cách sống thật thà, giản dị, nghị lực tỏa ra từ chính việc làm, sự bình tĩnh, lạc quan sống của cô mà ai nhắc về cô Thúy sống trên đồi hoang vắng giữa núi rừng B’Lao cũng đều dành những tình cảm tốt đẹp. Như chị Thanh Tuyền, người chúng tôi gặp trên đường vào nhà cô, bảo: “Cô Thúy hay đi bộ xuống chợ, cô hát hay, cách nói chuyện của cô rất nhẹ nhàng và dễ thương”.Chú Hùng, một bệnh nhân của cô nhận xét: “Chị Thúy sống rất bình dân, giản dị”. Riêng, các bạn sinh viên mà chúng tôi gặp tại nhà cô đều rất quý hai chị em cô, lúc rảnh các bạn lên nghe cô đàn và học cách cô sống. Bạn Nguyễn Ngọc Ánh chia sẻ: “Lần đầu tôi gặp cô khi cô đi bấm huyệt, rồi nhiều lần khác nữa, mỗi lần như vậy đều cho cô đi nhờ xe. Riết rồi mến, người ta cho cô cái gì cô đều chia sẻ, tôi nhận về và chia sẻ cho những người khó hơn. Cứ cho và nhận. Tôi tâm đắc ở cô nhiều điều, như khi làm việc gì là làm bằng cái tâm, không cần ai biết”...  

 
Như Danh
Nguồn: Giác Ngộ Online

Về Menu

tìm gặp người phật tử

tận thuyết hay thuyết tận 지장보살본원경 원문 Ăn chay cùng thực khách Tây moi lien he giua thay va tro trong nep song thien một kho báu vô giá của nghệ thuật suc cư sĩ tâm minh đức phật và nền hòa bình nhân loại vài nét về pháp môn tịnh độ và hành Mập vì ăn chay TT Huế Húy nhật Tổ khai sơn chùa Từ Ăn chay để ngừa bệnh 大法寺 愛西市 Ăn chay khoa học đạt sức khỏe vàng tinh thần tuệ giác văn thù phần 2 Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt vừa chí tâm niệm phật tịnh độ hiện tiền con người vĩ đại nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai doi pho voi nhung cam xuc phien nao nhu the nao Rễ cây dâu Vị thuốc chống ho trừ cùng thực tập phật pháp để gia đình người niệm phật chớ nên nghe nhiều dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc luc con người vĩ đại tho Chuyến đi bất ngờ Kỳ 1 Xuất phát 5 đột phá y học thế giới 2009 khi khoa hoc nhin thay duc phat 普提本無 Miên man phố sống sao cho vừa lòng nhau 佛教 临终关怀 bat nhi niem vui khong nguyen nhan 6 công dụng tuyệt vời của dưa leo Mùa lê ki ma gioi thieu ve niem tin trong phat hoc bồ tát quán thế âm tín ngưỡng và Thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ tim 4 lời khuyên cho người lười tập thể cuoc song khong phai chien truong phát nguyện thọ bồ tát Những đức hạnh lý tưởng của người nhin thau la tri hue chan that phan 2 mái chùa xưa 中国渔民到底有多强 thien vien truc lam qua trinh hinh thanh gioi luat 12 loại nhân quả báo ứng con người Phật 福智恆 書籍