Trong Đạo Phật, khổ đau được xem là một sự thật thánh thiện Tuy nhiên, khi Đức Phật thuyết giảng về khổ đau như một sự thật thánh thiện, Ngài không có ý muốn khuyên chúng ta bám vào kinh nghiệm khổ đau và mù quáng tin vào đó như một sự thật tuyệt đối
Tìm hiểu bản chất khổ đau

Trong Đạo Phật, khổ đau được xem là một sự thật thánh thiện. Tuy nhiên, khi Đức Phật thuyết giảng về khổ đau như một sự thật thánh thiện, Ngài không có ý muốn khuyên chúng ta bám vào kinh nghiệm khổ đau và mù quáng tin vào đó như một sự thật tuyệt đối.


Đạo Phật thường quán niệm và suy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại. Trong đạo Phật, khổ đau không nhất thiết đến từ một thảm kịch lớn lao hay một nỗi bất hạnh kinh hoàng nào mà nó chỉ đơn giản là tình cảm bất toại nguyện, không hạnh phúc và thất vọng mà tất cả chúng ta đều trải qua nhiều lần trong đời. Khổ đau là kinh nghiệm chung của cả nam lẫn nữ, cả người giàu lẫn người nghèo. Dù chung ta khác biệt về màu da và dân tộc, khổ đau vẫn là sợi dây ràng buộc và nối kết chúng ta lại với nhau.

Vì thế, trong Đạo Phật, khổ đau được xem là một sự thật thánh thiện. Tuy nhiên, khi Đức Phật thuyết giảng về khổ đau như một sự thật thánh thiện, Ngài không có ý muốn khuyên chúng ta bám vào kinh nghiệm khổ đau và mù quáng tin vào đó như một sự thật tuyệt đối. Trái lại, Ngài dạy chúng ta dùng kinh nghiệm khổ đau như một chân lý thánh thiện để quán niệm và suy tưởng. Chúng ta quán tưởng: Khổ đau là gì? Thực chất của nó là gì? Tại sao ta đau khổ? Đau khổ về cái gì?...

Hiểu biết được bản chất của khổ đau là một kinh nghiệm quan trọng. Với kinh nghiệm riêng của mình, bạn hãy thử suy nghĩ. Trong đời, bạn đã dành bao nhiêu thời gian để tránh né hoặc chạy trốn những điều phiền lòng hay những gì bạn chán ghét? Xã hội mà chúng ta đang sống đã bỏ ra bao công sức để đi tìm hạnh phúc và lạc thú ở đời và trốn tránh những điều khó chịu và những gì chúng ta không ưa thích? Chúng ta có thể cảm thấy hạnh phúc trong một giây phút nào đó, say mê, miệt mài trong một khoảnh khắc nào đó để đạt được những điều mà chúng ta không cho là khổ đau; thí dụ như một tình cảm sôi nổi và hứng thú, một mối tình lãng mạn, một cuộc phiêu lưu kỳ thú, những cảm giác êm dịu của thân xác, được ăn những món ngon vật lạ, nghe tieng nhạc êm dịu, hay nhiều thứ khác nữa.

Nhưng thật ra, chúng ta làm tất cả những điều này chỉ là để tránh xa và xua đuổi những sợ hãi, bất mãn, lo âu và phiền muộn, những điều luôn là bóng ma lảng vảng trong tâm thức chưa giác ngộ của chúng ta. Ngày nào mà con người còn sống trong vô minh, không chịu nhìn thẳng vào khổ đau và tìm hiểu bản chất của khổ đau thì họ sẽ tiếp tục bị ám ảnh và không ngừng lo âu, sợ hãi về chính cuộc sống của mình.


Để hiểu được khổ đau, chúng ta phải chấp nhận thay vì tìm cách xua đuổi và chối bỏ khổ đau, hay đổ lỗi cho người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng khổ đau có nguyên nhân của nó và rằng sự xuất hiện của khổ đau tùy thuộc vào một số điều kiện. Đó là những điều kiện tâm lý do chúng ta tự tạo hay do nếp sống văn hóa của môi trường xã hội và gia đình huân tập. Kinh nghiệm sống và quá trình huân tập tâm lý này bắt đầu ngay từ lúc chung ta lọt lòng mẹ. Gia đình, tập thể, cộng đồng, trường học, tất cả những định chế này đã gieo trồng và nuôi dưỡng trong tâm chúng ta những định kiến, thiên kiến, và quan điểm – cả thiện lẫn bất thiện.

Giờ đây, nếu chúng ta không thật sự nhìn thẳng vào những điều kiện tâm lý này, xem xét và tìm hiểu bản chất thật sự của chúng, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục bị chúng sai khiến, chúng ta sẽ hiểu và diễn giải kinh nghiệm sống của mình qua những cái nhìn lệch lạc. Nhưng nếu chúng ta xem xét và tìm hiểu chính bản chất của sự đau khổ, chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với những tình cảm như kinh sợ, ham muốn và khát khao, và rồi chúng ta sẽ khám phá ra rằng bản chất thật của chúng ta không phải là những ham muốn hay sợ hãi này. Bản chất thật của chúng ta hoàn toàn không tùy thuộc vào bất cứ điều kiện nào.
 


Về Menu

tìm hiểu bản chất khổ đau tim hieu ban chat kho dau tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chua hai ninh tín Ò triển LÃƒÆ å ç æžœ 梵僧又说 我们五人中 Ä Æ Gởi 経典 chẠnhững điều đức phật cảnh 僧秉 mai phát Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tiểu tẠn ÄÆ tim hieu ve chu hieu trong dao nho va dao phat Tháºn 五重玄義 Trong gió lạnh đầu mùa 不可信汝心 汝心不可信 cánh お仏壇 お手入れ hiến chua kim ngan 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 一仏両祖 読み方 放下凡夫心 故事 Đại hon nhan va dong tinh 做人處事 中文 9 dieu khong biet va 9 dieu khong the trong doi mat thich Công dụng trị bệnh tuyệt vời của 出家人戒律 临海市餐饮文化研究会 xin danh ba phut de suy ngam mot cau Thần chú tiêu trừ chướng nạn 僧伽吒經四偈繁體注音 文殊八字法 佛教讲的苦地 TT Huế Buffet chay gây quỹ từ thiện tat 佛教与佛教中国化 hoa nghiem co tu Sô cô la giúp ngăn chặn nhịp tim bất