Phật giáo là một tôn giáo dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người sống cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc Nepal ngày nay Ngài được người ta gọi là
Tìm hiểu về Phật giáo?

Phật giáo là một tôn giáo dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người sống cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc Nepal ngày nay. Ngài được người ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức sau khi trải qua kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết. Trong tiếng Anh, đức Phật còn được gọi là một người giác ngộ, mặc dù trong ngôn ngữ Sanskrit là “Bodhi” có ý nghĩa là “tỉnh thức”.

Trong suốt những năm còn tại thế, đức Phật đã du hành và thuyết pháp độ sinh. Tuy nhiên, Ngài không dạy cho mọi người những gì mà Ngài biết khi chứng ngộ, mà thay vào đó Ngài dạy cho mọi người làm thế nào nhận thức rõ tính giác ngộ vốn có sẵn ngay chính bản thân của họ. Ngài dạy rằng bản chất giác ngộ chỉ đến từ kinh nghiệm trực tiếp, chứ không thể thành tựu thông qua bằng niềm tin và các giáo điều.

Nhiều thế kỷ sau khi Ngài nhập diệt, Phật giáo được truyền bá khắp các nước châu Á và trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng ở lục địa này. Ngày nay, ước tính số lượng Phật tử trên rất lớn, trong đó phải kể đến các nước châu Á, đạo Phật được xem như là đạo chủ chốt, và chúng ta thật khó biết được số lượng chính xác Phật tử ở các nước như Trung Quốc. Ngày nay, ước tính số lượng Phật tử trên thế giới có khoảng 350 triệu người. Điều này đã làm cho Phật giáo trở thành một trong bốn tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

Sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác

Phật giáo rất khác với các tôn giáo khác.Ví dụ, tâm điểm của hầu hết các tôn giáo là Thượng đế, hoặc Đấng toàn năng, thế nhưng Phật giáo là vô thần. Đức Phật dạy tin vào Thượng đế không mang lại lợi ích trong việc nhận thức chân lý giác ngộ.  

Hầu hết các tôn giáo lấy niềm tin làm nền tảng căn bản. Nhưng trong Phật giáo niềm tin về một chủ thuyết nào đó nằm ngoài tầm nhận thức thì không thể chấp nhận. Đức Phật cho rằng, chúng ta không nên đặt niềm tin vào bất cứ một học thuyết nào dù học thuyết đó chúng ta được đọc nó trong kinh điển, hoặc được dạy bởi một vị thầy nào. 

Thay vì chúng ta tin tưởng và học thuộc lòng những chủ thuyết, đức Phật dạy cho chúng ta làm thế nào có thể nhận chân được chân lý ngay chính mình. Phật giáo chú trọng việc hành trì hơn là niềm tin. Nguyên tắc chung chủ yếu cho người Phật tử hành trì dựa trên giáo lý Bát chánh đạo.

Phật pháp căn bản

Phật giáo nhấn mạnh tự do trong việc tìm hiểu. Cách tốt nhất để hiểu được Phật giáo, là phải xem Phật giáo như là những phương pháp để hành trì, và phương pháp này đòi hỏi sự tin tấn trong việc thực hành. Người Phật tử không nên chấp nhận niềm tin mù quáng, chỉ có hành trì là phương pháp tốt nhất để có thể cảm nhận và nhận thức đúng đắn những lời Phật dạy.

Có thể nói, giáo pháp căn bản của Phật giáo là giáo lý bốn sự thật cao cả hay còn gọi Tứ diệu đế. 

1. Sự thật về khổ (Dukkha)

2. Sự thật về nguyên nhân của khổ (Samudaya)

3. Sự thật về chấm dứt khổ (Nirhodha)

4. Sự thật về con đường thoát khỏi khổ (Magga)


Thông qua Tứ diệu đế, tôi nhận thấy chân lý dường như không có nhiều. Thế nhưng, ở tầm thấp hơn chân lý thì có vô số các lời dạy về bản chất tồn tại của cái ngã, về đời sống và cái chết, đề cập đến khổ đau. Tứ diệu đế không đề cập đến niềm tin vào giáo pháp, mà là một phương pháp giải thích về bản chất của Phật pháp, cách thấu hiểu, cách thực nghiệm Phật pháp thông qua kinh nghiệm của chính bản thân trong đời sống hằng ngày. Đây cũng chính là tiến trình của sự giải thích, nhận thức, thực nghiệm theo quan điểm Phật giáo.

Các trường phái khác nhau trong Phật giáo

Cách đây khoảng 2.000 năm, Phật giáo đã phân chia thành hai trường phái chính là Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa. Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo Nguyên thủy đã có ảnh hưởng và truyền bá qua các nước như Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện và Lào. Trong khi đó Phật giáo Đại thừa lại được truyền bá sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nepal, Mông Cổ, Triều Tiên và Việt Nam. Trong những năm gần đây, Phật giáo Đại thừa cũng có số lượng Phật tử rất lớn ở Ấn Độ. Trong Phật giáo Đại thừa lại được phân chia thành nhiều tông phái như là Tịnh Độ tông và Thiền Tông.

Hai trường phái trên có sự bất đồng chủ yếu trong học thuyết về Vô ngã, mà ngôn ngữ Pali gọi là anatman hay anatta. Theo học thuyết này, không có gì gọi là tự ngã, bởi mọi trạng thái vô thường, bản thể đều là không. Vô ngã là một học thuyết khó có thể hiểu được, thế nhưng đây là triết lý tinh ba mà chúng ta chỉ tìm thấy trong Phật giáo.

Rất cơ bản, Phật giáo Nguyên thủy xem vô ngã hàm nghĩa sự tồn tại về “cái tôi” của mỗi cá nhân, hoặc cá tính nào đó đều là một ảo tưởng. Một người khi giải thoát khỏi những ra khỏi ảo tưởng sai lầm này thì người đó có thể sống trong cảnh an lạc thảnh thơi mà danh từ Phật học gọi là Niết bàn (Nirvana). Quan điểm về Vô ngã của Phật giáo Đại thừa cao hơn, theo quan điểm Phật giáo Đại thừa thì tất cả các hiện tượng bản chất vốn là không, và chúng có mối tương quan mật thiết với các hiện tượng khác. Bản chất của vạn pháp vốn không có thật mà chỉ là mang tính tương đối. Quan điểm này Phật giáo Đại thừa gọi là “Duyên sinh, Không” (Shunyata).         

Trí tuệ, tình thương và đạo đức

Có thể nói trí tuệ và tình thương là đôi mắt của Phật giáo. Trí tuệ mang tính chất đặc thù trong Phật giáo Đại thừa, dùng biểu thị cho những ai nhận chân được bản chất vô ngã của vạn pháp. Có hai từ để phiên dịch từ “Từ bi” là Metta và Karuna. Metta theo ngôn ngữ Pali có nghĩa là lòng nhân từ đối với tất cả chúng sinh, một tình thương không có phân biệt, vượt lên sự chấp trước ích kỷ của cái tôi. Trong khi đó từ Karuna dùng để ám chỉ cho hành động cảm thông, tình thương không biên giới, là một sự tự nguyện không mang đau khổ đến cho những người khác, và đó chính là lòng trắc ẩn. Từ (metta), Bi (karuna), Hỷ (mudita) và Xả (upeksha) được xem là bốn đức hạnh cao cả mênh mông mà người Phật tử cần phải tự thân tu tập.

Một người khi họ đã hoàn thiện về đức hạnh thì sẽ có hành động đúng trong mọi hoàn cảnh. Đối với người sơ cơ cần phải gìn giữ giới luật.

Một số hiểu lầm

Có hai điều mà hầu hết mọi người cho rằng họ hiểu biết về Phật giáo là Phật giáo tin tưởng sự tái sinh và tất cả người Phật tử đều ăn chay. Tuy nhiên, hai quan niệm này hoàn không đúng, sự tái sinh trong Phật pháp rất khác so với những gì mà hầu hết mọi người gọi là sự đầu thai. Trong khi đó việc ăn chay được khuyến khích trong một số trường phái, ăn chay chỉ là sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mà hoàn toàn không có một sự bắt buộc nào.

Tâm An (Dịch từ What Is Buddhism? An Introduction to Buddhism của Barbara O'Brien)


Về Menu

tìm hiểu về phật giáo? tim hieu ve phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

打七 Nhìn từ một thời Lịch sử là bài học vô giá là động chín tháng cưu mang Giải khát với nước chanh lô hội ghi nhận về hình tượng dêtrong phật phat giao Nét cổ Thăng Long 阿彌陀佛 功德 truyen thong xuat gia bao hieu trong phat giao nam bài kinh về nắm lá simsapa chuyến đi bất ngờ kỳ 2 nhân thập 10 lý do không nên bỏ qua mướp đắng BÃo Tẩy Những loại củ quả không nên ăn cả 生前墓 hai loc dau nam coi chung phai toi ngam ve cach dung tu gieo duyen khi noi ve phat học theo hạnh ngài hiến tặng năng lực chiều Thiền viện trên biển cho má ngày bông hÓng cài áo nhû Những bài thuốc cho người mỡ máu cao kinh phổ môn PhÃp การกล าวว ทยาน Chuyến vá Ä Ã binh di cua ht thich tri tinh Bất 法鼓山聖嚴法師教學 華嚴經淨行品一百四十一願 xưng hô trong chùa thế nào cho đúng 凡所有相 皆是虚妄 Khoai tây nấm và chả đậu xào chay 10 dieu day con de co mot gia dinh hanh phuc y nghia dang huong trong nha phat va cac ton giao duc do va tai nang trong hanh nguyen hoang phap hau Để HoẠCÃƒÆ ri chay tu tanh di da 10 tiep theo dinh Trung tâm Pháp Bảo tổ chức buffet Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu boi vi dau ma bat hieu