Không chỉ ở trong chùachúng ta mới có thể tìmthấy Phật - vị thầy đáng kính Pubjeong nói - mà chúng ta có thể tìm thấy Phật ngay trong nhà, ngay trong chính gia đình mình! “Bởi sự đổ vỡ đã khiến cho nhiều ngôi nhà lạnh lẽo như những chiếc vỏ sò, trong khi sự ấm áp của gia đình biến mất”. Pubjeong nhấn mạnh: “Đừng tìm Phật hay Bồ tát ở trong chùa. Chúng ta phải nhận ra suy nghĩ của mình và thông qua sự lắng nghe của trái tim, hướng tất cả về với bản thân và gia đình, và nơi đó, chúng ta tìm thấy Phật”.

Tìm Phật trong nhà

Không chỉ ở trong chùa  chúng ta mới có thể tìm  thấy Phật - vị thầy đáng kính Pubjeong nói - mà chúng ta có thể tìm thấy Phật ngay trong nhà, ngay trong chính gia đình mình! “Bởi sự đổ vỡ đã khiến cho nhiều ngôi nhà lạnh lẽo như những chiếc vỏ sò, trong khi sự ấm áp của gia đình biến mất”. Pubjeong nhấn mạnh: “Đừng tìm Phật hay Bồ tát ở trong chùa. Chúng ta phải nhận ra suy nghĩ của mình và thông qua sự lắng nghe của trái tim, hướng tất cả về với bản thân và gia đình, và nơi đó, chúng ta tìm thấy Phật”.

Ngài Pubjeong nói về điều này trong suốt buổi pháp thoại mùa Xuân tại chùa Gilsang, Seongbuk-dong, Seoul. Buổi thuyết pháp thu hút 1.500 Phật tử tham dự trong quang cảnh rạng rỡ với sắc màu đẹp đẽ của cây lá và sắc hoa anh đào.

Ngài kể câu chuyện: “Sau khi người vợ qua đời, một ông lão 70 tuổi nọ đã đến sống với gia đình người con trai. Một hôm, ông lão vào phòng vợ chồng con và tình cờ bắt gặp quyển sổ ghi chép những khoản chi tiêu của gia đình. Trong đó, ông thấy có những dòng ghi: “Khoản chi tiêu cho người nhà quê:  W20.000 (US$20)”. Ông bần thần chợt nhận ra rằng: người quê mùa đó, không ai khác, chính là ông. Vậy là, ngay lập tức, ông rời khỏi nhà.

Ngài Pubjeong nhận xét: “Một gia đình vắng sự ấm cúng cũng như một cơ thể không có linh hồn”. Ngài cho rằng, lòng ích kỷ và sự cố chấp chính là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ gia đình. “Ngày nay, chúng ta không được sinh ra trong chính ngôi nhà của mình, kỷ niệm sinh nhật cũng thường được tổ chức ở đâu đó, thậm chí khi chết, chúng ta cũng không được tổ chức tang lễ trong nhà. Trong hoàn cảnh như thế, chúng ta cần nhìn lại sâu sắc về ngôi nhà, mái ấm gia đình, nơi mà chúng ta đang sống cùng người thân, đối với ta thật sự là gì”.

Pubjeong nhấn mạnh, khi chúng ta muốn tìm hiểu lý do tại sao gia đình mình đổ vỡ, chúng ta hãy học cách lắng nghe trái tim của chúng ta đang thật sự cần đến điều gì. “Ngày nay, ly dị là một việc dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không chuyển hóa được nghiệp lực của mình, thì chúng ta cũng không thể tháo gỡ được những gút mắc, trói buộc”, Pubjeong trích dẫn lời dạy của Đức Phật. “Bởi vì thế giới tràn ngập sự vô minh, ô trọc, tham vọng và đau khổ, con người thiếu sự quan tâm lẫn nhau; nên những gì hiện hữu trong trái tim ta mới thực sự quan trọng.

Quả thật, cuộc sống chúng ta như thế nào là hoàn toàn do chúng ta định đoạt. Chúng ta hãy nghĩ về gia đình và những người xung quanh như nghĩ về chính bản thân mình từng giờ, từng phút, họ sẽ luôn hiện diện trong trái tim ta”.

Ngài Pubjeong kết thúc thời pháp thoại bằng một một câu nói khôi hài: “Chúng ta phải tìm hiểu trái tim ta để sau này, thay vì viết: chi tiền cho người nhà quê W20.000, thì nên viết là: cúng dường Đức Phật W20.000”.

Kim Han-su - Đăng Tâm dịch


Về Menu

Tìm Phật trong nhà

Vị thiền sư nổi tiếng tuổi Thìn đêm Nhất xiển đề thành Phậtđến việc 仏壇のお手入れ用品 thập thiện Những cơn đau không nên bỏ qua Hồi ức một quận chúa Kỳ 3 Người tìm hiểu về những tướng tốt lạ kỳ xác lập kỷ lục pho tượng phật nhập กะระน hoa thuong thich hoang duc 1888 lạt ma Làm quất ngâm đường ăn Tết Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố những lợi ích của việc tin và sống thể phat ao anh お墓 æ æ dấu chân voi chúa ០6 nguyên tắc quan trọng trong ăn moi giao SẠc 曹洞宗青年联盟 Chùa Giác Uyển tổ chức húy nhật Quốc Nhớ mưa 佛教中华文化 Ðạo đức y sinh từ một quan điểm ý nghĩa dâng hương cuốn sách vô cùng ý nghĩa 茶湯料とは Sự 15 tien trinh chet An nhiên giữa vùng xung đột 永代供養 東成 สวนธรรมพ นท กข Bình Dương Nguyên Chủ tịch nước nghien cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất hòa thượng thích bửu lai 1901 Kháng お墓のお Ngài Kyabjé Taklung Tsetrul Rinpoche viên chương một pháp Trung thu công đức phóng sanh tâm sự của một bác sỹ bị ung thư thien su muso soseki tam thai