Không chỉ ở trong chùachúng ta mới có thể tìmthấy Phật - vị thầy đáng kính Pubjeong nói - mà chúng ta có thể tìm thấy Phật ngay trong nhà, ngay trong chính gia đình mình! “Bởi sự đổ vỡ đã khiến cho nhiều ngôi nhà lạnh lẽo như những chiếc vỏ sò, trong khi sự ấm áp của gia đình biến mất”. Pubjeong nhấn mạnh: “Đừng tìm Phật hay Bồ tát ở trong chùa. Chúng ta phải nhận ra suy nghĩ của mình và thông qua sự lắng nghe của trái tim, hướng tất cả về với bản thân và gia đình, và nơi đó, chúng ta tìm thấy Phật”.

Tìm Phật trong nhà

Không chỉ ở trong chùa  chúng ta mới có thể tìm  thấy Phật - vị thầy đáng kính Pubjeong nói - mà chúng ta có thể tìm thấy Phật ngay trong nhà, ngay trong chính gia đình mình! “Bởi sự đổ vỡ đã khiến cho nhiều ngôi nhà lạnh lẽo như những chiếc vỏ sò, trong khi sự ấm áp của gia đình biến mất”. Pubjeong nhấn mạnh: “Đừng tìm Phật hay Bồ tát ở trong chùa. Chúng ta phải nhận ra suy nghĩ của mình và thông qua sự lắng nghe của trái tim, hướng tất cả về với bản thân và gia đình, và nơi đó, chúng ta tìm thấy Phật”.

Ngài Pubjeong nói về điều này trong suốt buổi pháp thoại mùa Xuân tại chùa Gilsang, Seongbuk-dong, Seoul. Buổi thuyết pháp thu hút 1.500 Phật tử tham dự trong quang cảnh rạng rỡ với sắc màu đẹp đẽ của cây lá và sắc hoa anh đào.

Ngài kể câu chuyện: “Sau khi người vợ qua đời, một ông lão 70 tuổi nọ đã đến sống với gia đình người con trai. Một hôm, ông lão vào phòng vợ chồng con và tình cờ bắt gặp quyển sổ ghi chép những khoản chi tiêu của gia đình. Trong đó, ông thấy có những dòng ghi: “Khoản chi tiêu cho người nhà quê:  W20.000 (US$20)”. Ông bần thần chợt nhận ra rằng: người quê mùa đó, không ai khác, chính là ông. Vậy là, ngay lập tức, ông rời khỏi nhà.

Ngài Pubjeong nhận xét: “Một gia đình vắng sự ấm cúng cũng như một cơ thể không có linh hồn”. Ngài cho rằng, lòng ích kỷ và sự cố chấp chính là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ gia đình. “Ngày nay, chúng ta không được sinh ra trong chính ngôi nhà của mình, kỷ niệm sinh nhật cũng thường được tổ chức ở đâu đó, thậm chí khi chết, chúng ta cũng không được tổ chức tang lễ trong nhà. Trong hoàn cảnh như thế, chúng ta cần nhìn lại sâu sắc về ngôi nhà, mái ấm gia đình, nơi mà chúng ta đang sống cùng người thân, đối với ta thật sự là gì”.

Pubjeong nhấn mạnh, khi chúng ta muốn tìm hiểu lý do tại sao gia đình mình đổ vỡ, chúng ta hãy học cách lắng nghe trái tim của chúng ta đang thật sự cần đến điều gì. “Ngày nay, ly dị là một việc dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không chuyển hóa được nghiệp lực của mình, thì chúng ta cũng không thể tháo gỡ được những gút mắc, trói buộc”, Pubjeong trích dẫn lời dạy của Đức Phật. “Bởi vì thế giới tràn ngập sự vô minh, ô trọc, tham vọng và đau khổ, con người thiếu sự quan tâm lẫn nhau; nên những gì hiện hữu trong trái tim ta mới thực sự quan trọng.

Quả thật, cuộc sống chúng ta như thế nào là hoàn toàn do chúng ta định đoạt. Chúng ta hãy nghĩ về gia đình và những người xung quanh như nghĩ về chính bản thân mình từng giờ, từng phút, họ sẽ luôn hiện diện trong trái tim ta”.

Ngài Pubjeong kết thúc thời pháp thoại bằng một một câu nói khôi hài: “Chúng ta phải tìm hiểu trái tim ta để sau này, thay vì viết: chi tiền cho người nhà quê W20.000, thì nên viết là: cúng dường Đức Phật W20.000”.

Kim Han-su - Đăng Tâm dịch


Về Menu

Tìm Phật trong nhà

ngoại Háºnh thiền phÕ Đồng Tháp Nhập tháp kim quan cố doi va dao la hai mat cua mot dong tien Do 藥師琉璃光如來本願功德經 hàng そうとうしゅう bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn con đường tu học tuần tự trong kinh tượng 士用果 Thiền là sống tỉnh thức trong từng làm sao để chấm dứt mọi mong cầu mật xà 圆顿教 Tiệc buffet chay thu được 8 tỉ xây chùa con duong an chay bo de tam le Tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức Trẻ ăn chay trường gà nh tiê sự lo lắng của cha mẹ cũng lây お墓の設置 移管 修理ならいいお墓 观世音菩萨普门品 láºng tri tue chia khoa mo ra tam nhin ve sinh menh 仏壇のお手入れ用品 15 dieu can nho de co cuoc song dung nghia 劉同舫 Chùa Phổ Đà Đà Nẵng lịch sử cuộc đời đức phật thích ca Giá trị của việc ở sạch テス Đón Phật giáo 墓地の販売と購入の注意点 寺庙里红色的沙 bon phan cua nguoi xuat gia món chay trong hành trình văn hóa ẩm 妙善法师能入定 人间佛教 秽土成佛 kinh pháp hoa Cỏ 祈祷カードの書き方 ほとけのかたより 佛教