Trong thư tịch của bố, có một bài ngâm khúc hơi dài, ghi lại quãng thời tuổi trẻ của bố trong chiến tranh. Điều kỳ lạ là ghi lại chiến tranh, nhưng phong vị lại nhiều chất thơ ca và có cả suy tư về nhân tình thế thái.

	Tìm theo dấu bố

Tìm theo dấu bố

1.       E kiếp trước đường tu đã vụng

            Nên kiếp này lại cũng gian nan

            Nằm dài bệnh viện Nha Trang

            Tâm tư nghe những bàng hoàng đớn đau...

Và đoạn trên đây, nói về một bước ngoặt của cuộc đời, được bố nhìn dưới nhãn quan Phật giáo. Bước ngoặt ấy là cơn bạo bệnh liệt cả hai chân khi bố đang ở độ tuổi rất khỏe mạnh. Liệt cả hai chân và giới y khoa thời thập niên 1970 đều phải bó tay, có lẽ chính điều này khiến bố phải suy nghĩ về dòng chảy nhân quả trong triết lý Phật giáo nên ngậm ngùi than “E kiếp trước đường tu đã vụng”. Chẳng rõ có phải bố quá sốt sắng trong khi “phản quan tự kỷ” không, nhưng như những gì diễn ra: các bác sĩ ở Sài Gòn khi ấy đã phải lấy tủy sống của bố để xét nghiệm, rồi cũng tuyên bố không rõ nguyên nhân bệnh và cách chữa trị, thì việc bố “quy” tình trạng ấy cho nhân quả như lời thơ trên cũng là dễ hiểu. Bài thơ này bố làm khi quay về nằm ở Nha Trang, trong nỗi vô vọng vì không rõ nguyên nhân từ đâu lại xảy ra chứng bệnh quái ác ấy cho mình.

Nhưng trong bối cảnh vô vọng ấy, cách nhìn nhận “e kiếp trước đường tu đã vụng” ngoài vẻ mang dáng dấp “đổ thừa cho nhân quả”, dường như còn hé mở một sự suy tư theo chiều sâu tâm linh về những nghịch cảnh mà bố đang thọ nhận. Chẳng biết có đúng thế không, nhưng khi tất cả các bác sĩ đều bất lực, khi bệnh viện chỉ còn giữ vai trò nuôi bệnh trọn đời cho bố, thì bố lại xoay ra tự chữa bằng cách tự bốc thuốc, tự châm cứu và trì danh hiệu Phật. Ấy thế mà bệnh lại thuyên giảm. Theo thời gian, cùng với nỗ lực tự châm cứu và niệm hồng danh A Di Đà Phật, đến ngày giải phóng thì bệnh của bố lành hẳn. Một kết quả thật kỳ lạ mà ngay cả bố cũng không tin là sự thực.

Lúc sinh thời, bố thường tự nghĩ về giai đoạn thọ bệnh kỳ lạ ấy. Có lần bố bảo, nếu không bị liệt cả hai chân, thì có lẽ bố đã không qua được cuộc chiến đang vào giai đoạn khốc liệt nhất. Và cũng nhờ chứng bệnh kỳ lạ ấy, bố mới tin vào năng lực của việc trì niệm hồng danh A Di Đà Phật. Cũng khởi từ bước ngoặt quan trọng đó, bố mới để ý quan tâm đến Phật pháp, và nếp nhà từ đó cũng gần với đạo Phật hơn.

2. Mùa thu năm 2008, trong chuyến về thăm một người tôn kính tại Bệnh viện Quân y 87 ở Nha Trang, vô tình biết được nơi này chính là chỗ bố nằm bệnh một thời gian dài và là xuất xứ của đoạn thơ trích trong bài Quân thì ngâm khúc của bố kể trên.

Những dãy phòng cũ kỹ, hành lang ngang dọc cũng sờn màu thời gian, khoảng sân, vườn cây, có thể cũng chưa thay đổi bao nhiêu so với ngày bố còn nằm bệnh. Tần ngần trong không gian ấy, cũng bên chiếc giường bệnh và lại chứng kiến những chuyện kỳ diệu xảy ra, chợt nhớ về những biến động khôn lường trong một kiếp người. Chính nơi này chứng kiến tuổi thanh xuân của bố bị bẻ quặt đi, ném vào nỗi cô đơn và đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác. Để rồi sau khi cơn binh lửa tan xong, nhìn lại mới thấy nỗi bất hạnh vừa qua chính là lối thoát duy nhất cho tình trạng ngặt nghèo chung mà bao người không vượt qua được. Và hôm nay, cũng chính nơi này chứng kiến năng lượng thiêng liêng chảy tràn trong cơ thể bệnh nhân già đang bán thân bất toại sau cơn tai biến mạch máu não. Có gì như mối giao cảm đang ùa về trong khi sự sự vật vật đang diễn ra, dòng hồi tưởng đang diễn ra và niềm tin vào đạo pháp cũng đang trỗi dậy mãnh liệt và miên mật.

Thì ra, bệnh tật là chướng ngại nhưng có khi cũng chính là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Từ đó có thể mở ra nhiều cánh cửa kỳ diệu khác từ những trải nghiệm thực tế của bản thân. Bố ghi lại chuyện bệnh của mình, phải chăng cũng muốn các con suy nghiệm về điều quen thuộc nhưng rất khó vượt qua ấy. Và trong dòng chảy của đạo pháp trên quê hương, bước chân của những người hành thiện độ sanh vẫn đang còn tiếp tục, mà Nha Trang - Khánh Hòa là nơi quy tụ nhiều thiện duyên kỳ thú. Xin chép ra đây một bài thơ, để chia sẻ với bố nhân mùa Vu lan năm nay:

Khánh Hòa linh khí tụ ngàn năm

Dấu Tổ khai sơn ngát vị trầm

Nước chảy ươm tươi mầm tịnh thổ

Đá mòn trổ thắm nhụy thiền tâm

Phải chăng đạo phổ miền thiên lạc

Hay bởi đời đang buổi cát lầm

Nên nhịp chân sen còn trở lại

Hát cùng sau trước khúc vô âm.

Lam Điền


Về Menu

Tìm theo dấu bố

nam yeu to dao duc ma chung ta can phai hoc nguoi tai day va bay gio cua tinh do tong vua luong vu de vạn Đọc kinh sám hối tham thiền vì sao người chết sau 49 ngày mới đi chất liệu làm nên ngành nghệ thuật hát Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Tiệc trà chiều ở Bồ Đề Tâm ç suy nghĩ về thế kỷ mới của người tu chùa thiên tượng chi tram buoc nua la thanh cong so mot chùa làng tôi Vì sao Phật ra đời giữa thế gian này Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế giới chua thien phuoc nghệ i ni sinh việt nam đạt thủ khoa tốt Tiểu đường trong thai kỳ có thể sinh Những lợi ích chưa biết từ nước TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn chùa Lễ tiếng nói trong các diễn đàn giáo hội đầu vasubandhu hinh anh nguoi phat tu thuan thanh trong thoi lam theo 10 dieu sau de co mot cuoc song tot dep Tháng Giêng nhiều người Sài Gòn ăn chay lùi một bước để thấy hạnh phúc than nhu the do mọi sự dối trá đều phải trả giá Mẹ là nhất nhất trên ý nghĩa lễ hằng thuận nÙi 永平寺 Học çŠ van canh phuong lien tinh xu tại sao giới trẻ nên làm lễ hằng vi sao le hoi van hoa lai bien thanh le hoi phi vai trò của người phụ nữa trong việc cà cot quat tu golgul temple tÕ la nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ hen suyễn 班禅达赖的区别