Mẹ sinh con ra vào rạng sáng ngày mùa đông vẫn còn vương vất những cơn mưa cuối mùa ầm ĩ, trong sự lạnh nhạt của nhà chồng, sự mừng vui của ngoại và ba, trong cái bệnh viện huyện nghèo thời buổi khó khăn.

Tin nhắn của mẹ

Con từng thấy thật khó khăn khi nói câu: Con yêu mẹ - Ảnh minh họa từ Internet

Về nhà được ba ngày, mẹ lại bế con nhập viện vì con bị nhiễm trùng rốn. Mãi về sau hệ tiêu hóa con luôn có vấn đề.

Mẹ không mấy vất vả khi con còn ngồi trên ghế nhà trường. Con luôn được tiếng ngoan hiền, chăm học từ cấp I đến cấp III và là niềm tự hào của mẹ.

Lên đại học con sống xa nhà, thời gian về nhà của con ít dần. Khi con bảo làm bài tập nhóm, lúc bận ôn thi, lúc lại đi giao lưu với bạn. Những ngày cuối tuần của mẹ cũng vời vợi theo nỗi nhớ con.

Một lần con về thăm nhà mẹ nói điều gì phật ý con, con dùng dằng khó chịu. Con không ở lại nhà mà đi ngay chiều hôm ấy. Ba gọi điện nói với con rằng mẹ đã khóc, con nghe lòng mình như xát muối.

Sự khác biệt cách thương yêu, lo lắng, sự khác biệt tư duy giữa hai thế hệ đôi khi khiến con thấy khó khăn trong ngôn từ. Đôi khi con thấy gần với dì hơn. Ba và dì vẫn bảo người tuổi chuột với tuổi mèo khắc khẩu, tính con lại quá bướng bỉnh, mẹ đừng buồn.

24 tuổi, con chăm cho người con yêu từng li từng tí. Từ bữa ăn, từng tiếng thở dài, con cùng vui, cùng buồn với người yêu. Mẹ không thể hiểu hết con được nữa, nhất là khi con sống xa mẹ những sáu năm. Nhưng một ánh mắt bất an của con cũng khiến mẹ chau mày, lo lắng.

Ngày bằng tuổi con bây giờ mẹ đã có cả hai đứa con. Đôi lúc giận dỗi hai tháng con không về nhà. Xót con, mẹ lại gửi tiền lên. Xót mẹ, con lại lầm lũi về, lại đâu vào đấy!

Mẹ mua điện thoại di động, con thấy mẹ mò mẫm với mấy phím chữ nhỏ xíu và đôi kính viễn mấy ngày trời. Hóa ra mẹ học cách nhắn tin. Mẹ nói để nhắn tin với con được nhiều hơn.

Cứ ba hay bốn ngày con lại nhận được tin nhắn của mẹ. Mỗi cuối tuần con không về con lại nhận được tin nhắn của mẹ. Con vẫn thường trả lời trong vội vàng: “Con đang bận tí. Con nhắn tin cho mẹ sau nhé!” dù khi ấy con đang đi ăn với bạn, đang cà phê cà pháo tình tang.

Rồi con quên bẵng đi, đến khi mẹ lại hỏi thăm con lần tiếp theo. Có lần mẹ hỏi sao con không về, con bảo buồn quá nên không về, con buồn chuyện bạn bè, chuyện công việc, chuyện học hành, chuyện linh tinh rồi con quên mất. Nhưng mẹ không quên, lần tiếp theo mẹ nhắn tin hỏi: “Con hết buồn chưa?” khiến con ngây người một lúc để nhớ xem mình đã buồn gì.

Đứa bạn thân nhất cũng có lúc hiểu lầm con, con cảm thấy mọi thứ thật kinh khủng, Khi ấy mẹ vuốt tóc con rồi bảo: "Mẹ sinh con nên mẹ biết tính con không như thế!". Và mẹ đã tin khi con chưa kịp nói câu gì. Mẹ tạo cho con sức bật qua khỏi chuyện khó khăn ấy một cách dễ dàng. Cũng dễ dàng như khi con úp mặt vào mẹ mà khóc nức nở, mẹ không gặng hỏi điều gì.

Con biết mình chưa bao giờ nói với mẹ rằng: “Con thương mẹ”, nhưng mẹ sẽ luôn cảm nhận được điều đó. Vì con từng đập chung nhịp tim với mẹ, thở cùng nhịp thở với mẹ trong gần một năm - một năm thiêng liêng mà phải không mẹ?

Sáng nay con nhớ mẹ, nhớ ca nước ấm mỗi sáng mùa đông dù con dậy vào giờ nào. Sáng nay nằm trong chăn đọc tin nhắn, con nhớ mẹ gấp đôi ngày bình thường.

“Con thương mẹ lắm!” - lần đầu tiên trong suốt 24 năm con bắt đầu ngày mới bằng tin nhắn cho mẹ.

Nguyên Hằng (TTO)


Về Menu

Tin nhắn của mẹ

Những nhận xét thú vị Người là niềm tin お墓の墓地 霊園の選び方 Phật thủ món quà cho sức khỏe Kinh Kim Cang Tu khong con hoan ho chien tranh va hoa binh chiếc lá về nguồn lòng từ và nhân cách りんの音色 kiếp loi cua trai tim angulimala Nhớ chợ hoa Hàng Lược หล กการน งสมาธ 迴向 意思 Viết phật giáo tiểu sử hòa thượng thích từ vân 1866 Ä á 無我 Hoa lòng tặng mẹ 父母呼應勿緩 事例 Viên giác Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thứ 能令增长大悲心故出自哪里 quả Trong gió lạnh đầu mùa goi hon 경전 종류 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 01 lời giới thiệu của đức dalai lama Myanmar quà năng thien va nghe thuat bao ve hanh tinh 10 điều dạy con để có một gia đình cầu 深恩正 Bì cuốn chay chiec bong ben troi trang khuyet 忍四 Bên Bì cuốn chay Nguyên nhân làm tiểu đường khó kiểm 仏壇 通販 Đánh thức cơ thể vào buổi sáng 霊園 横浜 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 çŠ