Suốt quá trình học đạo, khi ở chùa này, lúc ở chùa kia, nhưng ít thấy người nhỏ tuổi nào, nhiệt tâm nhiệt tình như thầy Giao thiệp bạn bè hết lòng, hết dạ, có chuyện cần góp ý, thẳng thắng chẳng sợ ai Mấy mươi năm nhìn lại, trên những đoạn đường đi, côn
Tình Pháp Hữu

Suốt quá trình học đạo, khi ở chùa này, lúc ở chùa kia, nhưng ít thấy người nhỏ tuổi nào, nhiệt tâm nhiệt tình như thầy. Giao thiệp bạn bè hết lòng, hết dạ, có chuyện cần góp ý, thẳng thắng chẳng sợ ai. Mấy mươi năm nhìn lại, trên những đoạn đường đi, công đức đóng góp của pháp hữu Nhật Từ với tôi chẳng nhỏ!!!

 


Giác Ngộ hồi đó dễ mà khó, khó mà dễ. Đừng ai báo cáo, đừng ai phàn nàn gì với sư phụ, coi như quý thầy yên ổn, an tâm tu học. Nhưng, chỉ cần có một người lên than phiền về quý Thầy, là ngày đó, sư phụ sẽ tìm hiểu, rầy la cả chúng. La rầy trước quá đường, ngay giờ ăn trưa, nếu sự việc đối với sư phụ nghiêm trọng, qua ngày sau, sáng lại rầy la, cằn nhằn tiếp.

Về Giác Ngộ lần thứ hai, hoàn toàn do sự sắp xếp của pháp hữu Nhật Từ. Nhớ hồi đó, khi Hoà thượng Huệ Quang viên tịch không lâu, vì tình bạn thân thiết, vì cảm thông những khó khăn, thầy Nhật Từ hết lòng khuyên tôi nên ra Giác ngộ ở, và phải tiếp tục đi học cho hết chương trình Cơ Bản Vĩnh Nghiêm. Nhiều ngày, nhiều đêm, thầy Nhật Từ tận tình thuyết phục, khuyên tôi đừng vì chữ hiếu nhà Nho mà bỏ hết mọi dự tính tương lai cho đạo pháp. Thực tình, khi Hoà thượng ra đi, bao nhiêu nhiệt tâm, nhiệt huyết của tôi tan theo mây khói, bao nhiêu mộng ước tuyệt vời của tôi nhập theo tháp Ngài, chôn sâu ngoài Đại Tòng Lâm.

Nếu không có thầy Nhật Từ động viên giúp đở, chắc chắn đời tôi không được như ngày hôm nay. Vì vậy, lúc nào tôi cũng thầm mang ơn, luôn quý trọng tình pháp hữu của thầy. Trong nỗi khổ đau mất thầy, xa lìa người mình kính quý, thì tâm lý bi quan chán nản, con đường dẫn đến bế tắc là lẽ đương nhiên. Nhưng cũng thật may mắn, khi có được pháp hữu đúng nghĩa, thật sự sẻ chia lúc cơ bần, thật sự chung vai lúc khó khăn, thật sự nâng đỡ khi thất bại, thì đời sống tinh thần sẽ chấp cánh bay xa.

Trong đầu tôi cứ suy nghĩ quanh quẩn, nếu ra Giác Ngộ lần này, lại gặp khó khăn như năm xưa, cũng lang thang không định hướng. Sau những thời kinh rơm rả trong chánh điện, phải dẫn xe đạp đi ngủ nhờ nhà Phật tử. Dù chưa đảnh lễ Hoà thượng Giác Ngộ, nhưng những thử thách, khó khăn tâm lý cứ đè nặng trong tâm thức. Nhưng cuối cùng, tôi dứt khoát, tìm ra câu trả lời, quyết định rời xa Huệ Quang, mà cõi lòng tan nát, vì trĩu nặng luyến lưu, đầy ấp ân tình nhớ thương.

Rồi một ngày, vào buổi chiều, thầy Nhật Từ tiến dẫn tôi đến đảnh lễ Hoà thượng Giác Ngộ. Bửa đó Phật độ, Bồ tát thương hay giác linh của Hoà thượng Huệ Quang gia hộ mà mọi chuyện suông sẻ. Chắc vì kính nể Hoà thượng Huệ Quang, hay cảm thông cho người thị giả của Hoà thượng, nên tạm thời chấp nhận, với điều kiện chỉ ở một tháng thôi. Trong thời gian đó, tôi có thể tìm nơi khác nương náo, vì ở đây quý thầy đã đủ rồi.

Được chấp nhận thì rất vui mừng, nhưng nghe điều kiện như thế, thì tôi vô cùng hoang man, lo sợ.

Nếu chỉ cho tạm trú có một tháng, rồi sau đó đi nơi khác, thà chấp nhận tiếp tục ẩn nhẫn trong Huệ Quang, còn hơn ra đây bắt đầu từ con số không. Tốn công sức, thời giờ, đôi khi còn làm phiền thầy Nhật Từ nữa.

Trong lòng tôi đã chán ngán cảnh rày đây mai đó, đã thấm mệt cảnh ngày ở chùa, đêm ở nhà Phật tử, đã khủng hoảng cuộc sống lang thang đầu đường xoá chợ, hay ngủ khu công viên đông người.

Thầy Nhật Từ như biết ý Hoà thượng Giác Ngộ, biết nỗi lòng của tôi, nên nhanh chóng có lời khuyên: "nếu trong vòng một tháng, thầy gây được cảm tình với sư phụ và cô Phước, coi như Thầy có cơ hội ở luôn nơi đây. Nếu đến ngày giờ kể trên, mà chẳng thấy sư phụ nói năng gì, coi như sư phụ chấp nhận đó. Đừng lo lắng và suy nghĩ nhiều nữa. Trước mắt, thầy chỉ có một con đường đi tới, cố gắng trọn vẹn trong một tháng thôi, nếu không được, tôi với thầy sẽ tính chuyện khác".

Tới bây giờ, tôi không biết chuyện khác là chuyện gì, cũng chẳng thắc mắc hỏi làm chi. Nhưng tôi rất tin tưởng khả năng phán đoán và tính toán của thầy Nhật Từ. Thầy thuộc dạng giỏi toán mà, tính toán như chơi.

Lần đầu tiên trong đời, tôi tin số mạng, số mạng được treo trên sợi chỉ 30 ngày. Nhân duyên ở Giác Ngộ vỏn vẹn có 30 ngày.

Một hôm, ngồi trong phòng, một mình suy nghĩ vu vơ, 30 ngày mà đổi đời, có cơ hội tiến thân, học hành đến nơi đến chốn, thì còn sướng hơn Phật Thích Ca hồi xưa nhiều. Trong khi Ngài phải mất tới 49 ngày mới giác ngộ. Trước đó còn thời gian bầm dập thân xác, khổ hạnh khốc liệt mà Ngài đâu sợ gì.

Trở lại Giác Ngộ lần này, hầu hết quý Thầy lớp trước đã đi hết, chỉ còn Thầy Thiện Long, Trí Đức, Trí Thông. Thầy Nhựt Hỷ ra ở gần khu Ngã bảy, rãnh rỗi tới lui sinh hoạt. Thầy Nhật Trí được chỗ mới là Chùa Long Hoa, còn thầy Phước Cẩn có duyên về Pháp Hội. Lớp quý huynh mới gồm có: Nhuận Hạnh, Thiện Ngộ, Nhựt Minh, Phước Đức; riêng cặp song ca Nhựt Minh-Thiện Ngộ đang được Hoà thượng đặc biệt quan tâm, nâng đỡ. Vì quý thầy có giọng tụng kinh hay, có hơi dài không thua Giang Châu, Minh Vương. Sau tôi vài năm, sư phụ nhận thêm quý huynh Thiện Thống, Kiến Đức, công việc Phật sự chùa càng lúc càng hanh thông.

Hồi đó, Hoà thượng chuộng nghi lễ, thích tán tụng, ai có giọng hay, tán giỏi, coi như dễ dàng ở lâu. Tôi phải cố gắng sao lục lại bộ nhớ những bài trống tán công phu, những bài đẩu và trống đạo, đem ra biểu diễn cho Hoà thượng vui. Nhất là những dịp công phu chiều, tụng Địa Tạng, cúng dường trai tăng, tôi có cơ hội chứng minh cho Hoà thượng, là mình cũng biết chút đỉnh nghi lễ.

Thật có hiệu nghiệm vô cùng! Ở được khoảng 10 ngày, một hôm ngồi trên sân thượng hóng gió nhìn trăng, Thầy Nhật Từ mừng rỡ báo tin vui, sư phụ rất hoan hỷ và chắc chắn sẽ cho tôi ở lại đây luôn. Như vậy là, những nổi lo âu thoáng theo mây gió, tôi an tâm tiếp tục tu học nơi này đến khi Hoà thượng viên tịch.

Giác Ngộ hồi đó dễ mà khó, khó mà dễ. Đừng ai báo cáo, đừng ai phàn nàn gì với sư phụ, coi như quý thầy yên ổn, an tâm tu học. Nhưng, chỉ cần có một người lên than phiền về quý Thầy, là ngày đó, sư phụ sẽ tìm hiểu, rầy la cả chúng. La rầy trước quá đường, ngay giờ ăn trưa, nếu sự việc đối với sư phụ nghiêm trọng, qua ngày sau, sáng lại rầy la, cằn nhằn tiếp.

Nếu chưa đủ ấp phê, đợi đến giờ thọ trì, trước mặt hàng trăm Phật tử, sư phụ tuyên bố đích danh thầy nào, nói rõ sự việc ra sao, và cho mọi người biết quyết định của Ngài. Sợ nhất là giây phút này, đâu có chỗ để tàng hình, hay độn thổ. Phải chăng, kiểu dạy người của Hoà thượng Giác Ngộ để cho đệ tử mau giác ngộ?

Sau đó, trên khu Tăng xá, không khí đang thanh u, im lìm thanh tịnh, đột nhiên trở thành ngột ngạt, mỏi mệt. Chắc có lẽ, vì chùa toạ lạc sau lưng chợ An Đông ồn ào, trước chùa buôn bán tứ tung, nên những xáo trộn bên ngoài, dễ thấm nhập vào. Những hàng cây dầu to tướng, lá xanh mướt, nhưng thưa thớt, không đủ sức mạnh che chắn những cơn mưa nắng của bá tánh dội về. Quả thật, tôi rất nể phục mấy người ngoài đời, mấy ông Tàu, sao hay quá! Đi nơi đâu cũng chọn thị tứ ồn ào, không bao giờ ở những nơi khỉ ho cò gáy!

Dân chợ An Đông và khu phụ cận, đa phần là gốc Tàu. Quảng Đông, Tiều Châu, Phước Kiến chiếm hết những khu thương mại. Chắc họ đến đây lập nghiệp lâu lắm, nên có ưu thế tuyệt đối này.

Cái hay của người Tàu là đi đến đâu, đều nhận họ hàng bà con thân tộc. Người qua trước giúp sức người mới đến, để mở tiệm buôn bán mầm ăn, sau này trả lại cũng được.

Giàu nghèo gì không biết, nếu là dân Tàu chính thống, thì phải đầu tư và quan tâm những việc: "buôn bán, cất chùa, lập miểu, xây dựng trường học, giáo dục con em và chọn đất lập nhị tỳ, lo chổ yên mồ yên mả". Hình như đây là mô hình truyền thống, là mối quan tâm hàng đầu của người Tàu khắp nơi trên thế giới. Đến bây giờ, đi đâu cũng thấy họ làm kiểu này.

Về Giác Ngộ, được quý Thầy đưa lên tận lầu 2, gió thoáng mát hoài. Lần đầu tiên trong đời, được ở trên cao nhìn xuống, cảm nhận khác nhiều so với mặt đất, hèn chi ai cũng muốn lên cao. Nhưng từ đó nhìn xuống đã chóng mặt rồi, nếu té xuống, chắc chắn chết không kịp thở. Cũng ớn da gà quá trời, vậy mà trong đạo ngoài đời bao người biết sợ. Hay có sợ đi nữa, cũng nhắm mắt đưa chân làm càn, rồi đổ thừa số mạng.

Ở Giác Ngộ vẫn duy trì nghi thức cúng quá đường nghiêm chính. Hoà thượng thường qua đây dùng cơm với chúng. Đó là hình thức và thời gian quan tâm quý thầy đặc biệt và luôn tiện hay dặn dò, "tụi bây lên đây nên chuyên tâm tu hành, đừng đá động tới chính trị, chính em, đừng bàn tán đến quốc gia đại sự, tao hỏng chịu trách nhiệm đâu nghe. Nếu công an, cảnh sát tới kiếm, liên quan đến đứa nào, tao chỉ đứa đó".

Thực ra, Ngài thuộc dạng chuyên tu, sợ liên luỵ với người khác, thích an phận khép kín tu hành. Ngài chỉ ước mong chúng trong chùa, đừng bỏ thời khoá tu tập, tụng kinh đều đều, đi đám xom tụ, cống hiến những khả năng khiêm tốn, trong tầm tay của mình cho cuộc đời là đủ rồi. Còn những chuyện động trời lớn lao khác, để cho những người tài giỏi làm, để cho những người có chí lớn thực hiện. Người tu gõ mõ tụng kinh, ăn chay niệm Phật, cắn hột đậu nành hỏng bể, cắn miếng tàu hủ hỏng nát, biết gì mà làm!

Tuy ở Giác Ngộ sung sướng, có điều kiện học hành, nhưng người ngoài đâu biết hồn ai nấy giữ, không ai đụng tới ai. Thành phố văn minh, văn hoá phương tây cũng lần hồi xăm nhập vô. Miễn sao làm tròn trách nhiệm Hoà thượng giao phó là được rồi. Những chuyện khác, còn duyên ở lại, hết duyên ra đi, tuỳ duyên kiếm chổ ở, tới đâu thì tới. Xứ Sài gòn mà, đèn nhà ai nấy sáng, trán của ai nấy rờ, trời kêu ai nấy dạ, sư phụ kêu đứa nào thì đứa đó xách gói ra đi. Phải chăng, đó là thứ tự do triệt để?

Nhưng tính tình Hoà thượng được cái đa cảm, dễ quên. Đuổi rồi, vài bửa không gặp lại nhớ, nhắc nhở, hỏi thăm quý Thầy, quý Phật tử, "thằng đó hổm nay đi đâu mất rồi, sao không thấy mặt, không về ăn cơm?"

Hồi đó, đệ tử ruột Hoà thượng chỉ có huynh Nhật Bình, Nhật Hạnh, Nhật Từ, Nhật Liên, Nhật Lâm; sau này có thêm Nhật Thiện, Nhật Hiền. Bên ni vỏn vẹn có sư cô Diệu Phước, là đệ tử đầu tiên của Ngài, cũng là người trung thành, trung kiên, tin tưởng nhứt. Mọi chuyện lớn nhỏ, thành bại trong chùa đều hỏi qua ý kiến của sư cô. Sau này, cùng đợt xuất gia với huynh đệ bên Tăng, có thêm sư cô Diệu Huệ, Diệu Cầu, Diệu Năng.

Bên quý vị Tín nữ, kỳ cựu có: cô Diệu Phú, Diệu Đắc, Diệu Hoa, Tám gạo-Diệu Nguyệt, Tâm Tuyết, chị Từ, chị Ngọc, chị Tuyến và quý chị bên nhà máy thuốc lá Sài gòn.

Chùa được như ngày hôm nay, ngoài ân đức sâu dày và sự miên mật tu hành của Hoà thượng, còn phải kể đến những công đức hy sinh cao quý của chúng đệ tử xuất gia, tại gia này. Nếu không có lực lượng hùng hậu, trung thành như thế, trãi qua bao sóng gió, biến động dữ dội, chắc sư phụ và Tăng chúng không chịu nổi đâu!

Sư cô Diệu Phước hiền lương, phúc hậu. Sau khi chứng kiến cảnh sinh ly tử biệt của người bạn đời, trong nổi khổ đau tột cùng, cô đã giác ngộ, tìm đến sư phụ xin thế phát xuất gia. Nhân duyên thầy trò nhiều kiếp gieo trồng, nay gặp lại, Hoà thượng đồng ý liền, bèn chọn ngày lành tháng tốt làm lễ. Sau đó, ngày đêm an nhẫn, không từ khó khăn nặng nhọc, gánh vác biết bao công việc thay thế Hoà thượng ân sư.

Giác Ngộ trải qua nhiều sóng gió, biết bao thế hệ học Tăng về đây nương tu thọ học, hết lớp này, tới lớp khác, sư cô Diệu Phước đều một mực cung kính, một lòng phục vụ. Chưa từng có ý niệm lấn hiếp ai, chưa từng có tư tưởng hơn thua với ai. Cô tuyệt đối tôn trọng quý Thầy, dù người đó là Sa di đuổi quạ. Vì tu lâu, được ân sư dạy dỗ tận tình, nên tinh thần giới luật tuyệt đối tuân giữ tôn thờ. Quả thật, trong số đệ tử ni của Hoà thượng, khó có người như cô!

Sư cô Diệu Phước có một nhóm đệ tử tận tình, hết lòng phụ giúp công quả trong chùa, đặt biệt là chăm lo thức ăn cho Tăng chúng. Những vị đệ tử này sống rất đơn giản như chính cuộc đời của sư cô Diệu Phước. Mọi ồn ào, xáo trộn ngoài đời, mọi thử thách cám dỗ ngay thành phố, không ảnh hưởng nhiều vào nếp suy nghĩ, vào cuộc sống tu hành của họ. Tâm tư chân chất, tâm hồn luôn kính thành Tam bảo, tuyệt đối phụng thờ Tổ thầy. Thầy nói là Tổ nói, là thánh thần nói, phải tin chớ sao!

Trong số này, có người gia đình sung sướng, nhưng họ đã có thắng duyên với Phật pháp, họ sẳn sàng bỏ những ngôi biệt thự sang trọng của cháu con để lại, để đổi lấy căn phòng đơn sơ lụp xụp, bên một góc chùa, không có số, vô danh tầm thường. Ân tình của họ thật mênh mông bao la, trái tim của họ tuyệt đối tin tưởng trời Phật. Không thấy họ gây gỗ hay giận tức nhau, tôi ngày thấy họ trò chuyện thân tình, vui cười hỷ hả, như chẳng có gì trên trần gian này.

Giác Ngộ ngày xưa hay tổ chức lễ lạc linh đình. Phật tử thi nhau cúng dường trai tăng, trai phạn, nhứt là thời gian cấm túc An Cư mỗi năm. Nhưng cũng đặt biệt, suốt 3 tháng An cư, chư Tăng cũng phải tu gắt củ kiệu, lạy Vạn Phật, Ngũ Bách Danh, rồi tụng Pháp Hoa, Đại Bảo Tích, Đại Bát Niết Bàn. Chắc nhờ vậy, cảm ứng được Long thiên thánh chúng, hộ pháp thiện thần, quý ngày dẫn những Phật tử tín tâm về cúng.

Ngoài những ngày lễ vía lớn, còn có Ngày Kỵ tổ Giác Ngộ, vía Quán Âm, 19 tháng hai và 19 tháng sáu. Trong những ngày này, Hoà thượng tổ chức Đạo tràng Quán Thế Âm, đạo Tràng Pháp Hoa, làm tháp Đa Bảo trang nghiêm, hoành tráng, long trọng vô cùng.

Quý thầy thời đó, ai cũng khéo tay thấy sợ. Trang trí đồ giả xài mười bữa nữa tháng mà làm rất kỷ. Hể lễ lạc tới, là hè nhau khiên mấy cái đơn trên lầu xuống làm bệ, lấy mấy dải bàn trên lầu một xuống để thiết trí bàn thờ Phật, Bồ tát. Bông hoa vô số, trái cây đủ loại, mô phỏng theo kinh, làm giả mà y như thiệt.

Ngày lễ chính thức, thay vì tụng kinh trên chánh điện, lại tập trung xung quanh khu tháp, thầy trò, Tăng-ni Phật tử thành kính tụng rân trời, có sự hổ trợ đắc lực của cập loa con sò, vang ra muốn bể nóc chùa. Vậy mà mấy người xung quanh lại hoan hỷ vô cùng, không kiện thưa gì cả. Ở Việt nam thì được, chứ bên Mỹ, bên Úc, hay những xứ tự do, nhà chùa tụng kinh ồn ào, mấy người xung quanh có quyền đi thưa, ký tên dẹp chùa, làm nhà chùa vừa mệt lại không yên, lớn nhỏ thất điên bát đảo!

Ra ở Giác Ngộ không lâu, tưởng đâu bỏ chiếc xe ba bánh trong Huệ Quang, về đây đi xe xế hộp, hay xe máy nổ, ai dè ra đây, thầy Nhật Từ rũ đi chở võ dừa, cạnh trường Trần Khai Nguyên. Mỗi tuần, hoặc ít nhứt hai tuần một lần, ngày Chủ Nhật, tôi và Thầy Nhật Từ lãnh phần đi xin võ dừa, vận chuyển về chùa làm phương tiện nấu nướng. Một là, đỡ tốn tiền mua nhiên liệu, hai là, dọn dẹp dùm hảng cà-rem, ba là, giúp công việc cho quý Thầy vận động tay chân, tăng cường sức khoẻ.

Nghĩ cũng hay, hồi đó sức trai khoẻ như thần, không biết bệnh hoạn là gì. Về Giác Ngộ lại lên tinh thần, cực khổ gì chịu đựng cũng được. Cực mà vui, chứ đâu thấy khổ! Có bữa mưa gió tầm tả, ướt mình như con chuột lột, vì không đội nón lá, không mặc áo mưa, dầm mưa cả buổi, vẫn khoẻ như thường.

Đương nhiên khi về tới chùa, thì vô số Phật tử phụ đem lên sân thượng phơi khô. Phần đem lên sân thượng mới châm chứ. Từ dưới đất phải vác lên sân thượng, đi nhiều chuyến cũng thấm mệt. Vậy mà Phật tử nam nữ, già trẻ gì cũng bu lại làm, làm trong niềm vui. Làm xong, được quý dì Phật tử bao mấy ký kem, ăn mệt xỉu, ngán luôn, đến giờ thấy kem vẫn còn ám ảnh.

Mới đây mà hơn 20 năm, hình ảnh và đức tính cương trực, quyết tâm cầu tiến của thầy Nhật Từ vẫn còn trong tôi. Nhớ lúc, chùa bận đi đám ma nhiều, Hoà thượng yêu cầu quý Thầy sắp xếp thời gian, phụ đi cầu siêu, tụng kinh cho tang gia. Tôi muốn bỏ học để phụ phần tiếp dẫn ma chay. Một mặt, đền ơn cơm gạo nhà chùa nuôi nấng, phần khác, đáp nghĩa Hoà thượng chở che dạy dỗ. Thầy Nhật Từ phải bỏ nhiều đêm, thuyết phục, giải thích, lợi hại của việc bỏ học, chỉ vì những chuyện mang tính nhất thời.

Ôi lời khuyên của thầy Nhật Từ giống như giọt nước cành dương làm tâm hồn tôi mát mẻ, giống như tiếng chuông ngân, thức tĩnh cõi lòng, như bê tông cốt sắt che chắn nhữnng áp lực bên ngoài, để tôi được an ổn tiếp tục học hành. Về mặt thân thể, tôi to con lớn xác hơn, nhưng kiến thức, trí tuệ, thì nhỏ hơn thầy rất xa.

Những kỷ niệm, những ân tình gói gọn từng lời khuyên giải như giúp sức, trợ lực tôi, trên suốt đoạn đường đi. Học xong Cơ Bản Vĩnh Nghiêm, tôi dự định về quê, ẩn tu một thời gian, nhưng thầy Nhật Từ lại không ngừng động viên, khuyến khích tôi ráng thi vào Cao Cấp, rồi sau bốn năm, lại trợ duyên cho tôi du học Ấn Độ luôn.

Suốt quá trình học đạo, khi ở chùa này, lúc ở chùa kia, nhưng ít thấy người nhỏ tuổi nào, nhiệt tâm nhiệt tình như thầy. Giao thiệp bạn bè hết lòng, hết dạ, có chuyện cần góp ý, thẳng thắng chẳng sợ ai. Mấy mươi năm nhìn lại, trên những đoạn đường đi, công đức đóng góp của pháp hữu Nhật Từ với tôi chẳng nhỏ!!!

Úc Châu

T.K.Thiện Hữu

 


Về Menu

tình pháp hữu tinh phap huu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

还愿怎么个还法 à Þ 12 cách ngăn ngừa cảm lạnh cñu bai hoc tu cay nhang tram 5 chất dinh dưỡng cần thiết cho người tÃ Æ chùm ảnh lễ nhập quan cố ht thích Lễ tưởng niệm Trưởng lão Giác Chánh dau phai anh hung tung nguyen truoc Sóc Trăng Chùa Hải Phước tổ viÇt Cung thien su moc tran dao man Điều trị chứng khô oan xem bói 11 điều cần lưu ý khi tập thiền nếu nghĩ nuôi được cha mẹ là doc dao le hang thuan cua 14 cap doi ha thanh Hiến tặng trong Phật giáo Chu Dai bi già Æi TỔ SƯ THIỀN chùa bÓ bà Æn Lòng lÑi di tu Ñi 地风升 Mùa mận Kinh Sam Hoi bạnh ngọn lửa quảng Đức và biến cố Ä หลวงป แสง Ẩm thực Bác huong tao Ẩm thực niết bàn phần Chùa nay chùa xưa dip má³ Bánh cộ Phát hiện cách làm giảm di căn tế cáo phó hòa thượng thích quảng bửu m¹ si mà ra Để trái cây là thực phẩm vàng mon phat giao the ky xi Nước trái cây đóng hộp có cần điều tinh thuong va su hoa giai xin đừng ca ngợi đức phật mà quên TẠo Chùa Hoằng Pháp tổ chức lễ húy chùa yellow crane 忉利天 Chùa hương sen đất việt tìm hiểu về phước báu thế gian và