Tinh thần không câu chấp, nô lệ vào các hình thức, ngôn ngữ điều mà hiện nay có lúc có nơi đang cần phải nhắc nhở, huân tập lại Đó là một tinh thần giải trừ kiến chấp Một cái học không có học thuyết, một giáo lý không có những giáo điều bất di bất dịc
Tinh Thần Vô Trước Trong Kinh Phật

Tinh thần không câu chấp, nô lệ vào các hình thức, ngôn ngữ (điều mà hiện nay có lúc có nơi đang cần phải nhắc nhở, huân tập lại). Đó là một tinh thần giải trừ kiến chấp. Một cái học không có học thuyết, một giáo lý không có những giáo điều bất di bất dịch.


Chắc hẳn khi viết ra mẩu tin ngắn đăng trong tạp chí Newsweek, phóng viên Machail Isikoff không ngờ rằng mình sắp gây nên một tai họa lớn khi thống kê sơ bộ cho đến 20 tháng 5 đã có 17 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương vì mẩu tin vắn ấy. Ngọn lửa căm phẫn đã bùng lên kéo dài từ Afghanistan, Palestine đến cả Indonesia, Somali mà chưa có dấu hiệu gì hạ nhiệt mặc dù tờ Newsweek đã cải chính là chỉ dựa vào một nguồn tin chưa được kiểm chứng, tiết lộ rằng một quan chức thẩm vấn Mỹ đã quẳng Kinh Coran vào cầu tiêu và xả nước trong khi đang làm nhiệm vụ tại Guantanama. Giờ đây dù có đính chính, dù có thanh minh thì cũng đã trễ vì máu đã đổ, oán thù đang dâng cao. Tại Teheran, Quốc hội Iran đã không chấp nhận lời cải chính của tờ báo. Ngòi viết thiếu cẩn trọng ấy đã trở thành ngòi nổ khi nó khơi dậy tất cả những căm hờn dồn nén bấy lâu của thế giới Hồi giáo đối với Mỹ.

Thế nhưng, chúng ta thử hình dung một kịch bản khác: nếu như phóng viên ấy đính chánh rằng không phải quan chức Mỹ quẳng kinh Coran mà là một quyển kinh Phật gì đó thì sao? Chắc hẳn sẽ có những lời phê phán đây đó thậm chí có thể có biểu tình nhưng chắc chắn là không ai đổ máu, không ai chết. Chúng ta hãy nhớ cách đây mấy năm khi Taliban phá hủy tượng Phật, một trong những kỳ quan trong lịch sử nhân loại, thế giới lên án kịch liệt, kêu gọi khẩn thiết nhưng không ai phải đánh nhau với cảnh sát hay xô xát với các tôn giáo khác. Vì sao? Vì chủ trương không dùng bạo lực của Phật giáo hay vì nguyên nhân nào khác?

Thật ra, lý do nằm ngay trong giáo lý nhà Phật: đó là tinh thần vô trước hay phá chấp. Tinh thần không câu chấp, nô lệ vào các hình thức, ngôn ngữ (điều mà hiện nay có lúc có nơi đang cần phải nhắc nhở, huân tập lại). Đó là một tinh thần giải trừ kiến chấp. Một cái học không có học thuyết, một giáo lý không có những giáo điều bất di bất dịch.

Đức Phật là một vị Giáo chủ duy nhất trên thế gian này khuyên tín đồ như đã nói với bộ tộc Kalama ở Kesaputta như vầy:

"Này các Kalama, chớ có tin vì nghe lời thuật lại, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe những lời đồn. Đừng để bị dẫn dắt bởi uy quyền của kinh điển, bởi luận lý siêu hình, hay bởi những sự xét đoán bề ngoài, đừng để bị lôi cuốn về những gì có vẻ đáng tin, bởi thích thú trong những quan điểm võ đoán, hay bởi ý nghĩ: "Đây là thầy ta..." (Tăng Chi Bộ tập 1, Kinh Các vị ở Kesaputta).

Khi giảng thuyết Nhân Duyên, khi nhận thấy các đệ tử đều đã hiểu, Phật liền nói: "Này các Tỳ-khưu, nếu các người lại để cho mình mắc vào thuyết ấy, nếu các người ưa thích nó, nếu các người mê luyến nó, giữ gìn nó như một kho bảo vật, nghĩa là các người bị buộc ràng vào nó, thì các người đâu có hiểu rằng giáo lý của ta như chiếc bè để đưa qua dòng sông chứ không buộc trói người vào đó."

Trong kinh Viên Giác, Đức Phật đã từng tuyên bố: "Các lời dạy của khế kinh chẳng khác nào ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu ta thấy mặt trăng rồi, có thể biết cái để chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Tất cả lời nói của Như lai khai thị Bồ tát cũng đều như thế." Nếu ta nhận lầm ngón tay chỉ mặt trăng là mặt trăng thì chẳng những không nhận thức đúng chánh pháp mà còn gặp chướng ngại trên đường tu tập của mình.

Thế nên, học Phật là phải học cả cái tinh thần "vô trụ vô tướng", giải thoát khỏi mọi tà kiến, biên kiến, khai phóng tâm hồn khỏi mọi sự nô lệ, định kiến do những ý thức hệ, những tín ngưỡng, những chủ thuyết đạo đức hay kinh tế khác nhau vốn dĩ đã và đang chia rẽ nhân loại, gây nên những tranh chấp triền miên cả trong tư duy lẫn trong cuộc đời thực.

Phật giáo trước hết không phải và không thể là một tàng kinh viện, nơi mà người học Phật chỉ biết trau giồi giáo lý mà phải là nơi thực chứng, huân tập tâm hồn để hình thành một thái độ sống, một triết lý sống tràn trề vô ngại, dung nạp mọi dị biệt, vượt lên trên mọi si mê kiến chấp. Đó là tinh thần Xả vô lượng tâm, buông bỏ, không ôm giữ tri kiến, không vướng mắc vào thành bại, khen chê (trong tiếng Sankrist Upeksa là bình đẳng, nghĩa là không chấp trước phân biệt, xem mọi người mọi pháp, đều như nhau).

"Do có lòng xả mà người học Phật sẽ từ bỏ "sở tri" của mình mà lắng nghe kẻ khác và có thể tiếp nhận những kiến thức đúng đắn mới, hầu có thể thẳng tiến trên đường giác ngộ" (Lược giải những pháp số cơ bản - Hạnh Cơ).

Tựu trung, tinh thần vô trước của giáo lý Phật giáo giúp ta vươn tới những chân trời thênh thang vô tận và với lòng xả rộng lớn, chúng ta sẽ có được hạnh phúc và an lạc ngay trong cõi đời này, ngay trong chính tâm hồn mình trong từng phút giây tỉnh thức.
 


Về Menu

tinh thần vô trước trong kinh phật tinh than vo truoc trong kinh phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

因无所住而生其心 å ç ทาน 人生七苦 TT Huế Buffet chay gây quỹ từ thiện Ùc ngoi chua co 100 tuong phat bang dat co nhat viet 否卦 Hãy cẩn thận khi ăn nấm 唐安琪丝妍社 根本顶定 lÃ Æ 有人願意加日我ㄧ起去 所住而生其心 山地剝 高島 白話 HoẠMột thời để nhớ ï¾ 借香问讯 是 加持是什么意思 cua Thiên Thảo trà ổn định đường huyết 天风姤卦九二变 住相 Þ モダン仏壇 hôn 7 nguyên tắc sống vui sống khỏe Di пѕѓ ト妥 阿修羅 ï¾ï½ 出家人戒律 æ ä½ å Ngăn 人形供養 大阪 郵送 Quen mà lạ Chè đậu xanh viên rau câu Vui 戒名 パチンコがすき 加持成佛 是 南懷瑾 横浜 公園墓地 phương thức niệm phật đời trần 麓亭法师 Đêm 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Tác hại của ăn tối muộn tức thuơng 正法眼藏