GN - Giờ tôi không còn được gặp lại thầy nữa, nhưng trong lòng tôi mãi mãi vẫn nhớ về người thầy đáng kính...

	Tình thầy

Tình thầy

Tình thầy mênh mông - Ảnh minh hoạ

GN - Tuổi thơ, ai cũng có một thời cắp sách đến trường với biết bao kỷ niệm bên bạn bè, thầy cô. Những hạnh phúc, yêu thương, buồn vui, hờn dỗi… luôn vẫn mãi là những ký ức ngọt ngào theo mãi suốt bên lòng, dẫu mai này khi ta lớn lên có đi đâu, làm gì… thì cũng không thể nào quên cái thời áo trắng thân thương ấy được.

Ngày 20 tháng 11 lại về trong tiết trời se lạnh bám níu bờ vai. Dù vậy, gương mặt của những tà áo trắng vẫn lộ rõ niềm hớn hở tươi vui khi trên tay là một cành hoa dâng tặng thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam - một cử chỉ đẹp thể hiện lòng tôn sư trọng đạo, biết quý trọng những người không ngại gian lao dẫn dắt chúng ta đến tương lai tươi đẹp.

Nhìn những tà áo trắng tung tăng qua ngõ, tôi không khỏi chạnh lòng nhớ về thời đi học của mình, và càng thấy nhớ người thầy cũ của tôi hồi năm còn học cấp một da diết.

Ngôi trường vách lá đơn sơ nằm lọt giữa màu xanh xứ cồn chính là nơi dung dưỡng bao ước mơ của những đứa học trò vùng quê nghèo khó. Gia đình tôi là một điển hình về cuộc sống luôn túng thiếu, vất vả. Hàng ngày, ba mẹ phải thức sớm đi làm, có hôm làm ở xa nên tới chiều tối mới về nhà.

Tôi ngày hai buổi đến trường. Chỉ có việc ăn rồi học vậy mà lo vẫn không xong. Nhớ những hôm ba mẹ không về buổi trưa, vậy là tôi tự tìm nồi vo gạo, nhóm lửa, rồi nấu cơm. Nồi cơm của tôi bữa thì nhão, bữa thì khét, bữa thì nửa sống nửa chín, vậy mà vẫn no bụng như thường để đi học. Có hôm trời mưa, củi ẩm ướt, nên bếp bốc đầy khói, tôi phải vừa canh lửa vừa ngồi bên cạnh để học bài. Có lần tay lấm lem lọ nồi, lỡ cầm vào quển tập học, vậy là có thêm nỗi lo sợ khác. Sợ khi vào lớp thầy kêu lên trả bài mà thấy quyển tập dính lọ chắc thầy sẽ quở phạt!

Giờ trả bài, tim tôi cứ đánh thình thịch, sợ thầy gọi trúng tên mình. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng đã đến. Thầy gọi tôi lên trả bài. Bài thì tôi thuộc không có vấn đề gì. Nhưng khi thầy nhìn vào quyển tập thì tôi lại lo sợ tiếp. Thầy hỏi: “Tại sao tập em lại như thế này?”. Tôi lí nhí thưa: “Dạ thưa thầy, hôm nay ba mẹ em không về nhà nên em vừa học bài vừa tự nấu cơm. Lỡ tay dính lọ rồi cầm vào quyển tập nên…”. Thầy lặng thinh không nói gì, cầm viết cho tôi điểm 10 rồi bảo: “ Em về chỗ đi!”. Vậy là bao nhiêu nỗi lo sợ đã biến thành niềm vui và hạnh phúc khi nhìn điểm 10 đỏ chót của thầy in vào quyển tập của tôi.

Tan học, trên đường về chung đường với thầy, tôi thỏ thẻ: “Thầy ơi, sao hôm nay tập em bị dơ mà vẫn được điểm 10 vậy thầy?”. Thầy nói: “Em xứng đáng mà, vì thầy hiểu cuộc sống khó khăn của gia đình em. Chính thầy cũng là người từng sống trong hoàn cảnh khó khăn nên thầy rất hiểu và cảm thông với những đứa học trò nghèo”.

Lên cấp hai, tôi chuyển trường đến học một nơi khác. Đến từ giã thầy, thầy siết chặt tay tôi rồi dặn dò: “Hãy cố gắng em nhé! Thầy tin tưởng ở em”.

Mỗi người thầy, người cô sau này đều đem đến cho tôi những kiến thức mênh mông, những ý nghĩ cao quý để tìm về tương lai. Nhưng tình cảm của thầy thì tôi vẫn mang theo mãi.

Ngày tháng học sinh giờ đã trôi vào kỷ niệm với biết bao luyến lưu và nhung nhớ về bè bạn, thầy cô… Nhưng đọng mãi trong tôi là “con điểm 10” mang theo cả niềm hạnh phúc mà thầy đã cho tôi hôm ấy.

Giờ tôi không còn được gặp lại thầy nữa, nhưng trong lòng tôi mãi mãi vẫn nhớ về người thầy đáng kính của mình!

Tản văn Đường Lãng Du


Về Menu

Tình thầy

cảm 4 lưu ý giúp tránh suy nhược tinh thần cùng trò chuyện với mc phật tử lâm ánh thiền 간화선이란 Thể dục hỗ trợ trong điều trị ung vì sao phải siêu độ vong nhân Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm Bậc danh 四正勤 cũng 永平寺宿坊朝のお勤め sac mau chon thien mon 五痛五燒意思 トO nữ tro choi suc sac 優良蛋 繪本 山風蠱 高島 hạnh phúc là gì mà ai cũng phải tìm 大法寺 愛西市 lâm 康 惡 công đức xây ペット供養 chương 所住而生其心 同朋会運動 北海道 評論家 霊園 選び方 Thực phẩm chay Dai น ยาม ๕ 彿日 不說 ร บอ ปก cư sĩ nguyễn văn hiếu 1896 20 dieu dai tu duong trong doi nguoi 佛說父母恩重難報經 加持成佛 是 cà ng tương Ống giã trầu của nội 魔在佛教 khong ï¾ ï½½ Phật buc Chá n thiên ï½ niềm tin tôn giáo trong đời sống tâm ï¾ ï¼