Tịnh xá tọa lạc tại số 14 20 2 đường Xóm Chài, phường 2, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ĐT 070 823827 Chùa thuộc hệ phái Khất sĩ, Giáo đoàn 1
Tịnh Xá Ngọc Viên

Tịnh xá tọa lạc tại số 14/20/2 đường Xóm Chài, phường 2, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 070.823827. Chùa thuộc hệ phái Khất sĩ, Giáo đoàn 1.
 
  Tịnh xá được dựng vào cuối năm 1948, là một trong những dấu tích đầu tiên khai mở giáo pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang. Năm 1949, Đại lễ Tự tứ Tăng và Vu lan bồn được tổ chức với quy mô lớn tại tịnh xá đã ảnh hưởng rộng khắp trong sinh hoạt Phật giáo của toàn sơn môn hệ phái.   Ban đầu, ngôi chánh điện hình chữ nhật (tượng trưng thuyền Bát nhã), dài 16m, rộng 8m được dựng bằng cây lá đơn sơ trên mảnh đất do ông Lê Quang Nhiêu cúng dường, giữa đặt pháp tháp tôn trí đức Phật Thích Ca. Đến năm 1971, đức Trị sự Thích Giác Như đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện với những vật liệu bán kiên cố. Phía sau pháp tháp thờ Phật là bàn thờ ảnh chân dung Tổ Sư cùng tủ kinh Chơn Lý, là bộ sách ghi những bài thuyết pháp của Ngài trong 10 năm hành đạo (1944 – 1954).
Ngôi chánh điện mới được Thượng tọa Thích Giác Giới tổ chức khởi công xây dựng vào ngày 06 – 8 – 1993, khánh thành trọng thể vào ngày 08–01–1995 trên mảnh đất (kế ngôi chánh điện cũ) do ông Trần Quang Minh (pháp danh Thiện Niệm) và bà Lê Thị Nho (pháp danh Nhu Ngọc) cúng dường. Kiến trúc chánh điện hình bát giác (tượng trưng Bát Chánh Đạo) với ba tầng mái (hai mái trên lợp ngói móc Biên Hòa, mái dưới lợp fibro sơn đỏ). Chánh điện có đường kính 18,10m, cột cái cao 11,40m, cột hàng 4 cao 3,50m. Tượng đức Phật Thích Ca bằng đá trắng cao 1,60m được tôn trí ở pháp tháp giữa chánh điện. Trên tháp thờ bộ Đại Tạng kinh Việt Nam, phía sau thờ ảnh Tổ Sư Minh Đăng Quang.

Với diện tích đất 6.193m2, ngoài ngôi chánh điện, Tịnh xá đã tôn tạo, xây dựng nhiều công trình khác như: cốc Tổ Sư (lập năm 1948, trùng tu năm 1999) bên cạnh cây bồ đề do chính Tổ Sư gieo trồng, nhà thờ Cửu huyền thất tổ, nhà Tỳ kheo, nhà Sa di, nhà khách nam Phật tử, nhà khách nữ Phật tử, các cốc nhỏ dành cho các sư tĩnh tu, thư viện, trai đường, nhà bếp...
  Nhiều vị cao đồ của Tổ sư đã đến trụ xứ, tu học tại tịnh xá như: Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh, Trưởng lão Giác Tánh, Trưởng lão Giác Như...   Tịnh xá hiện còn lưu giữ nhiều di vật của Tổ Sư như: giường nằm bằng gỗ, hai bồ đoàn, một biển ghi Đoàn Du Tăng thường treo trên xe khi hành đạo, một giá để kinh...   Tịnh xá ngày nay còn là một cơ sở Phật giáo hoạt động tích cực trong công tác giáo dục và từ thiện xã hội tại địa phương.   Tịnh xá thuộc Giáo đoàn 1 là Giáo đoàn Du tăng đầu tiên của Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, nay là hệ phái Khất sĩ, một trong chín tổ chức thành viên tham gia Ban vận động thống nhất Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay. Giáo đoàn 1 do Tổ Sư Minh Đăng Quang thành lập năm 1944, trực tiếp thu nhận Tăng Ni xuất gia, hướng dẫn hành đạo. Trong mười năm hành đạo, Tổ Sư đã chứng minh thành lập hơn 20 ngôi tịnh xá đầu tiên, thu nhận hơn 100 Tăng Ni xuất gia và truyền thọ Tam quy Ngũ giới cho hằng chục vạn tín đồ Phật tử tại gia. Giáo đoàn 1 hiện có 21 ngôi tịnh xá, tịnh thất.   Đây là ngôi Tổ đình của hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam. Hệ phái này hiện có hơn 400 ngôi tịnh xá từ Quảng Trị đến Cà Mau.   Tịnh xá thường xuyên đón tiếp nhiều Phật tử, khách du lịch đến tham quan, chiêm bái.  

Về Menu

tịnh xá ngọc viên tinh xa ngoc vien tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

蹇卦详解 vi sao ta khong the dut ra duoc trong tinh yeu tÃƒÆ 念佛人多有福气 Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh BÃn Phạm những cái vui trong đạo phật 白骨观 危险性 緣境發心 觀想書 Bâng khuâng hương Phương khong den mot noi nao Bình Định Sẽ có hội thảo về Tổ Ngủ quá nhiều cũng hại như thiếu ngủ kinh dược sư net dep rieng biet cua chua sen nia dong thap ái dục là gốc rễ của mọi khổ đau ç æŒ 사념처 永宁寺 金宝堂のお得な商品 ß Phà Š四比丘 菩提阁官网 Ð Ð Ð åº 無分別智 dẠ永平寺宿坊朝のお勤め 建菩提塔的意义与功德 tt huế tảo tháp tổ sư liễu quán 赞观音文 อ ตาต จอส お寺小学生合宿 群馬 菩提 Mệt cám 放下凡夫心 故事 そうとうしゅう thuc hanh buoc tam va diet tru tap niem khi niem Thêm phan ii tinh thien thu 达赖和班禅有啥区别 欲移動 三身 忉利天 大法寺 愛知県 佛说如幻三昧经