Đời người chẳng có con đường bình phẳng, mỗi người đều sẽ phải gặp những chuyện phiền lòng, những nỗi thương tâm Và nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc nằm ở chính nội tâm bạn Thấu hiểu đạo lý đơn giản và biết đủ mới có thể có được hạnh phúc đời người
Tô Đông Pha: Xem nhẹ vật chất, sống đơn giản, đời người quan trọng là hai chữ vui vẻ

Đời người chẳng có con đường bình phẳng, mỗi người đều sẽ phải gặp những chuyện phiền lòng, những nỗi thương tâm. Và nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc nằm ở chính nội tâm bạn. Thấu hiểu đạo lý đơn giản và biết đủ mới có thể có được hạnh phúc đời người.
 
Giữa xã hội nhiễu nhương thời Bắc Tống chợt nổi lên một hồn thơ, hồn văn đầy phóng khoáng, một nhân cách lớn của thời đại, sau hàng nghìn năm còn có sức chiếu soi đến hậu thế hôm nay: Tô Thức – Tô Đông Pha.

Tô Thức (1037 – 1101), tự Tử Chiêm, là một trong 8 nhà văn lớn nhất của Đường – Tống, hậu thế gọi là “Đường Tống bát đại gia”. Hồn thơ ấm áp và tinh tế của ông đã tạo nên cảm hứng cho thi nhân bao đời, cũng là chốn đi về của nhiều tấm lòng độc giả đồng điệu.

Hơn 64 năm bôn ba góc biển chân trời đã mang đến cho Tô Đông Pha rất nhiều trải nghiệm mới mẻ, sâu sắc. Nhìn vào cuộc đời họ Tô, người ta có thể thấy được biết bao bài học làm người, triết lý vĩ đại.

Xem nhẹ vật chất, sống đơn giản, đời người quan trọng là hai chữ vui vẻ

Tô Thức lấy hiệu là Đông Pha cư sỹ nên người đời gọi ông là Tô Đông Pha. Những vần thơ của ông khi thì ấm áp, tinh tế, lúc lại hào hùng, đầy khí thế. Màu sắc anh hùng toát lên từ những vần thơ ấy hoàn toàn trái biệt với cuộc sống lưu lạc bể dâu của bản thân ông.

Thuở nhỏ, Tô Thức sống ở núi My Sơn. Năm 21 tuổi, ông theo cha và em trai ra ngoài lập nghiệp, từ đó danh tiếng lẫy lừng thiên hạ. Nhưng sau đó vận may của Tô Thức dường như đã cạn. Trong phần đời còn lại của mình, ông bị giáng chức hết lần này tới lần khác.

Năm Tô Thức 43 tuổi, vì viết một bài thơ chỉ trích chính sách thuế muối của Vương An Thạch mà ông bị biếm chức, phải chuyển tới Hoàng Châu. Ở Hoàng Châu, Tô Thức sống trong một căn phòng nhỏ đơn sơ bên bờ sông. Không có tiền cũng chẳng có cơm ăn, Tô Thức đành phải tự mình cày ruộng.

Thế nhưng đối mặt với sự cùng quẫn của cuộc sống, Tô Thức vẫn không hề để mất đi khí chất của mình. Ông chưa từng để đồng tiền làm mình nguy khốn. Tô Thức vẫn sống rất vui vẻ trong căn nhà nhỏ bên bờ sông. Thịt lợn ở Hoàng Châu rẻ như bèo mà ông vẫn ăn ngon lành như sơn hào hải vị.

Ở Hoàng Châu, Tô Thức sống đời rất thanh đạm, đọc sách, ngâm thơ, vẽ tranh, viết thư pháp… Ông được một người bạn xin chính quyền địa phương cấp cho chục mẫu đất ở một trang trại tên là Đông Pha (nghĩa là: dốc ở phía Đông). Từ đó người đời gọi ông là Tô Đông Pha. Ông cất nhà, trồng rau, đào giếng, cày ruộng, vui cảnh điền viên. Dù ngày càng trở nên bất đắc chí với chuyến lưu đày dài đằng đẵng, ông lại nảy sinh tình yêu với miền đất hẻo lánh này và dùng gần trọn thời gian để sáng tác thi ca, thư họa.

Kỳ thực, trên đời này, người ta không cần quá nhiều những thứ vật chất để có thể duy trì cuộc sống và sức khỏe. Thế nhưng chúng ta vẫn thường quá coi trọng tiền tài. Ai cũng cho rằng mình kiếm tiền vẫn chưa đủ nhiều, nhà chưa đủ rộng, ăn chưa đủ đẳng cấp. Nhưng một người quá coi trọng vật chất thì thường mệt mỏi về tinh thần.

Danh lợi phù du chỉ khiến mình nhọc thân, khổ tâm. Thử coi nhẹ vật chất một chút, phòng đủ ở là được rồi, cơm đủ ăn là xong thôi, bạn sẽ thấy cuộc sống bớt ngột ngạt đi nhiều. Và dẫu sao tiền kiếm dù chưa thỏa lòng thì vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất. 

Chữ Dụ (裕), nghĩa là giàu có. Chữ này gồm bộ Y 衣 (衤) chỉ quần áo và chữ Cốc 谷 nghĩa là ngũ cốc, lương thực. Tiêu chuẩn để đánh giá một người là giàu có hay không, không phải lầu son gác tía, cũng chẳng phải kiệu hoa của ngày xưa hay nhà lầu, xe hơi như ngày nay. Hóa ra một người chỉ cần có cơm ăn, áo mặc đã được coi là giàu có! Nghe có vẻ phi lý? Nếu vậy thì người trong thiên hạ ai mà chẳng được coi là giàu có đây? Vì sao người ta cứ phải chạy theo quần áo hàng hiệu, nước hoa đắt tiền, đồng hồ Thụy Sỹ, xế hộp sang hay nhà mặt phố, bố làm to? 

Kỳ thực, điều mà người xưa coi trọng không phải là vật chất. Bởi lẽ chúng chỉ là vật ngoài thân. Hoàng đế Alexander đại đế đã phải từ giã cõi đời ở tuổi 33. Khi ấy ông đang thống lĩnh cả một đế chế hùng mạnh, đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp, danh vọng và quyền lực. Trước lúc lâm chung ông đã để lại 3 điều trăn trối kỳ lạ. Một trong số đó là ông muốn binh sĩ rải hết vàng bạc, châu báu, ngọc ngà mà mình để dành cả đời suốt dọc con đường dẫn ra nghĩa địa. Bởi lẽ ông muốn con người hiểu rằng tiền bạc, của cải dù nhiều đến đâu, khi chết đi cũng trở thành vô nghĩa, chỉ có thể dùng để lót đường mà thôi.

Vậy người xưa truy cầu điều gì? Chính là bước trên con đường tìm Đạo, sống vui vẻ thuận theo đạo lý của đất trời.

Bước trên con đường tìm Đạo, sống vui vẻ thuận theo đạo lý của đất trời. Coi nhẹ sự tổn thương, học cách quên lãng

Sau khi trở về từ Hoàng Châu chẳng bao lâu, Tô Thức lại bị giáng chức bởi những tranh chấp trong triều. Lúc đó ông đã 59 tuổi. Khi bị giáng chức ông vẫn viết những vần thơ tỏ rõ chí khí không thể lẫn vào đâu: “Nghênh ngang giữa đất trời. Duy chỉ mình ta chính” (Hạo nhiên thiên địa gian, duy ngã độc dã chính).

Tới Huệ Châu, gặp mặt những người dân địa phương tới nghênh đón ông ở phía trước, Tô Thức vô cùng cảm động mà rằng: “Dường như trong mơ ta đã từng tới đây, gà gáy chó sủa vui mừng tới Tân Phong” (Phảng phất tăng du khải mộng trung. Tân nhiên kê khuyển thức Tân Phong). 

Khi bị người khác làm tổn thương, thì một nụ cười xí xóa cho qua còn có sức mạnh vĩ đại hơn việc ăn miếng trả miếng. Sự đau khổ của bạn không thể làm người khác tổn thương, so đo tính toán chỉ nhọc lòng.

Hãy lãng quên sự tổn thương, buông bỏ những khổ đau, tu sửa cho tâm mình bao dung hơn. Đừng để nỗi thống khổ xiết chặt cuộc sống của bạn. Khi đối mặt với những người hay những việc làm bạn tổn thương, xin hãy buông gánh nặng trong tâm xuống, trả lại cho mình một cái tâm thư thái, nhẹ nhàng.

Phật gia giảng con người dẫu có chịu khổ một chút, chịu thiệt một chút cũng là chuyện tốt. Nói theo nhân quả thì có lẽ một đời nào đó trong kiếp trước chúng ta đã vô tình hay cố ý khiến ai đó phải đau khổ. Dẫu đã chuyển sinh, luân hồi nhưng nợ kia chưa hết nên mới đeo bám ta tới tận kiếp này. Nợ người phải trả cho người, âu cũng là lẽ đương nhiên, hết nợ rồi thì hạnh phúc sẽ mỉm cười với chúng ta thôi! 

Nhìn rộng hơn, biết đủ để thấy mình luôn hạnh phúc

Vào năm Thiệu Thánh thứ 4, Tô Thức 62 tuổi bị đày tới Đam Châu, tỉnh Hải Nam, nơi cực nam của đất nước. Vào thời nhà Tống, Hải Nam vẫn còn là một vùng đất hoang dã, mông muội. Tô Thức bị đẩy đến đây nhưng không hề hoảng hốt, mà lại mau chóng thích nghi với đất và người nơi đây.

Ông mở lớp học, đẩy mạnh việc giáo hóa dân chúng và sống những tháng ngày rất vui vẻ. Ông đã trở thành người mở đường cho nền văn hóa tại Đam Châu. Tại đây, ông đã viết hai câu thơ: “Ta vốn họ Đan Nhĩ, sống nhờ Tây Thục Châu ”để bày tỏ tình yêu tha thiết của mình với mảnh đất này.

Đan Châu không phải là nơi chôn vùi cuộc đời của Tô Thức, ngược lại lại trở thành suối nguồn hạnh phúc của ông.

Tô Thức bình thản coi 3 lần ông bị giáng chức như 3 mốc sự nghiệp của ông. “Hỏi sự nghiệp của đời ông, Hoàng Châu, Huệ Châu, Đan Châu”.
***

Hạnh phúc không phải là trông chờ người khác ban tặng, mà là tự mình mang đến cho mình. Ngoài ra, con người cũng phải học cách biết đủ. Có câu rằng: “Họa không gì lớn hơn là không biết đủ. Tội chẳng gì to hơn là chỉ muốn đắc”. 

Hạnh phúc không phải là sở hữu một căn phòng rộng thênh thang, hay tiếng cười giòn tan vang khắp nhà. Hạnh phúc chỉ đơn giản là: Mỗi sớm mai thức giấc, chúng ta vẫn có thể hít căng lồng ngực một luồng không khí tinh khôi, vẫn có thể ngước nhìn ánh mặt trời đang mỉm cười rạng rỡ.

Một mình ta dạo bước trong công viên và thả hồn vào thảm cỏ lấm tấm vàng ươm mơ màng, hay nắm tay người ấy bước quanh hồ, ngắm nhìn mặt nước phẳng lặng. 

Hạnh phúc là ngắm nhìn các mẹ tíu tít bận rộn cho bọn trẻ đi học, mọi người hối hả đến trường, đến công ty để bắt đầu một ngày mới. Đôi khi trên các nẻo đường chúng ta lại tình cờ bắt gặp vài nụ bàng e ấp giữa những chiếc lá xanh dưới nắng vàng lai láng, hay những đóa bằng lăng tím biếc, những cánh phượng đỏ khoe sắc gọi ve về râm ran.

Hạnh phúc còn giản dị nhiều hơn thế. Cha mẹ chúng ta vẫn khỏe mạnh, chẳng phải là điều hạnh phúc hay sao? Người yêu ngay bên cạnh, bạn bè thường sát cánh, chẳng phải là điều hạnh phúc hay sao? Người nhà vô bệnh, cả nhà hòa thuận, chẳng phải là điều hạnh phúc hay sao?

Mọi chuyện vốn không thể thuận theo lòng người. Nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc nằm ở chính nội tâm bạn. Thấu hiểu đạo lý đơn giản và biết đủ mới có thể có được hạnh phúc đời người. Dẫu vui hay buồn cũng đều là tâm bấn loạn, dẫu tươi tốt hay khô héo cũng là cảnh quang tại cõi trần. Hãy tĩnh tâm để nhìn thấu sự đời ấm lạnh, dẫu trải qua thiên cổ nghìn thu cũng không mê lạc trong cõi mộng này. 

Phật giảng rằng, mọi thứ trong cõi hồng trần đều bắt nguồn từ cái tâm. Nếu tâm đơn giản thì cuộc sống sẽ đơn giản. Nếu tâm phức tạp thì cuộc sống sẽ chứa đầy đau khổ. Hạnh phúc không phải là trông chờ người khác ban tặng, mà là tự mình mang đến cho mình.

Đời người chẳng có con đường bình phẳng, mỗi người đều sẽ phải gặp những chuyện phiền lòng, những nỗi thương tâm. Chỉ cần mở rộng trái tim mình bạn sẽ có thể nhìn thấu cuộc đời mà xem nhẹ chúng. Kiếp nhân sinh dẫu thăng trầm bể dâu nhưng nếu ta nhìn qua lăng kính khác có thể sẽ không ngừng nhìn thấy nhiều điều thú vị, đặc sắc.
 
Tô Đông Pha: Xem nhẹ vật chất, sống đơn giản, đời người quan trọng là hai chữ vui vẻ
Theo soundofhope.org
Minh Nguyệt biên dịch

Về Menu

tô đông pha: xem nhẹ vật chất sống đơn giản đời người quan trọng là hai chữ vui vẻ to dong pha xem nhe vat chat song don gian doi nguoi quan trong la hai chu vui ve

tội an chay tuc muc dich cuoc doi la g Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ kỳ 3 nghiên cứu về ni giới một đề tài quà dai chánh vi tet cua nhung dua con xa que gia va chet giÃÆ đừng vinh Môn si mÃ Æ ra sï¾Îæ cay neu va nhung gia tri tam linh ngay tet VÃƒÆ Cơm lá cẩm trộn củ quả lể hội esala pehera rước xá lợi răng Chia nhỏ bữa ăn giúp ăn ngon miệng và chua ky vien khanh hoa thich sẽ uống bia rượu vừa phải có tốt cho hoc phat mấy khÒ sử hạnh Äà tinh tan Già Chốn bình an 5 tan o thai lan Ûp nhân oà n chùa nghĩa hương la phu nu qua thoi Nên ăn nhiều rau củ quả để giảm háºu chuyen gi roi cung qua 1973 thức Chế chua tu phuc thảm họa thiên tai vốn dĩ không tự tuÃƒÆ Khổ