Giác Ngộ - Lịch sử và hành trang của Tổ Sư Pháp Hóa đã có nhiều công trình biên soạn và ấn hành nhưng không trùng khớp mà đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào ở Tỉnh nhà Quảng Ngãi để thẩm định.

	Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

Giác Ngộ - Lịch sử và hành trang của Tổ Sư Pháp Hóa đã có nhiều công trình biên soạn và ấn hành nhưng không trùng khớp mà đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào ở Tỉnh nhà Quảng Ngãi để thẩm định.

Theo một số tài liệu và công trình nghiên cứu có tính thống nhất thì Ngài vốn có họ Lê tên Diệt (Duyệt), quê ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc; sinh năm 1670, húy là PHÁP HÓA Thượng Phật hạ Bảo. Theo Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang thì có lẽ Ngài sang Đại Việt cùng với Thiền sư Nguyên Thiều thời Chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691) khi sư Nguyên Thiều về lại Trung Quốc lần thứ 2.

TPH_resize.jpg

Tổ Pháp Hóa

Ngài đến Quảng Ngãi và ẩn tu nơi núi Hó – khai sơn chùa Thiên Ấn vào khoảng năm 1694, trước Hòa thượng Thạch Liêm sang Đại Việt 1 năm. Hơn 400 năm qua, Chùa Thiên Ấn đã trở thành ngôi Tổ đình rất xưa và lớn nhất của Phật giáo Quảng Ngãi, là nơi Tổ mạch phát tích duy nhất của lịch sử truyền thừa Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi.

Đời Ngài, còn để lại Tổ đình Thiên Ấn một giếng thiêng, kì diệu đã trở thành huyền thoại ghi dấu trong ca dao xứ Quảng.

“Ông Thầy đào giếng trên non,
Đến khi có nước không còn tăm hơi”

Và năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1716) Tổ đình Thiên Ấn được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch “Sắc tứ Thiện Ấn tự”. Đồng thời, Tuần Vũ Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) có bài thơ vịnh núi, chùa và chuông Thiên Ấn như sau:

“Phong cảnh nơi đây thật rất xinh
Niêm hà có Ấn của trời sinh
Xem kia dấu tích còn vuông vức
Nhận lại non sông rõ dạng hình
Cách thức còn in đồ Cổ Tự
Cỏ cây nào phụ tiếng Chuông linh
Châu Sa để dưới chân thờ mãi
Trấn chỉ sau lưng phía Cẩm Thành”
 

Đức Tổ thị tịch vào ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Tuất 1754. Tháp mộ Ngài tọa lạc ở phía trái chánh điện trong vườn tháp Tổ Đình Thiên Ấn.

Kế thừa truyền thống “tiếp dẫn hậu lai” của Chư Tôn và những Tổ đình Phật Giáo Quảng Ngãi theo các Giới Đàn ở Chùa Bửu Lâm năm Kỷ Mão – 1759, Tổ đình Thiên Ấn năm Mậu Tuất – 1838, năm Quí Mão – 1903, Tổ đình Phước Quang năm Canh Thân – 1920, chùa Thạch Sơn năm Giáp Tuất – 1934… Năm nay, Kỷ Sửu thật là một nhân duyên rất lớn đối với Phật Giáo Tỉnh nhà, Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh Quảng Ngãi khai mở Đại Giới Đàn mang tên Đức Sơ Tổ của Phật giáo Quảng Ngãi. Đại Giới Đàn PHÁP HÓA hầu tưởng niệm hồng ân của Tổ Sư đã khai nguồn mạng mạch Đạo Phật trên quê hương Quảng Ngãi.

Ban tổ chức Đại giới đàn Pháp Hóa


Về Menu

Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

leo Ba Tu Vì sao không nên ăn no giå หล กการน งสมาธ Trái 四大假合 深恩正 pháp sư nikkyo niwano lieu chůa chi 止念清明 轉念花開 金剛經 xin lỗi hoa quỳnh Về chùa อ ตาต จอส 禅诗精选 sự tích quan thế âm bồ tát 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 金宝堂のお得な商品 phúc 寺庙的素菜 NhÃƒÆ Và Tấm áo met りんの音色 獺p chăm sóc người bệnh có phước báu gì 弘一大師名言 唐安琪丝妍社 度母观音 功能 使用方法 佛子 Giáo lý vô ngã Tinh thần Thiền Tông lời phật dạy chắp cánh cho tình yêu nhá 佛教教學 忍四 七五三 大阪 鎌倉市 霊園 huyền thoại bồ tát thích quảng đức Tim mạch càng tốt nguy cơ giảm trí nhớ the dung loi hen voi thoi 佛教蓮花 Các loại thực phẩm giúp tiêu hóa dễ Ăn nhiều rau củ quả để sống lâu Giáo 경전 종류