Giác Ngộ - Lịch sử và hành trang của Tổ Sư Pháp Hóa đã có nhiều công trình biên soạn và ấn hành nhưng không trùng khớp mà đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào ở Tỉnh nhà Quảng Ngãi để thẩm định.

	Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

Giác Ngộ - Lịch sử và hành trang của Tổ Sư Pháp Hóa đã có nhiều công trình biên soạn và ấn hành nhưng không trùng khớp mà đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào ở Tỉnh nhà Quảng Ngãi để thẩm định.

Theo một số tài liệu và công trình nghiên cứu có tính thống nhất thì Ngài vốn có họ Lê tên Diệt (Duyệt), quê ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc; sinh năm 1670, húy là PHÁP HÓA Thượng Phật hạ Bảo. Theo Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang thì có lẽ Ngài sang Đại Việt cùng với Thiền sư Nguyên Thiều thời Chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691) khi sư Nguyên Thiều về lại Trung Quốc lần thứ 2.

TPH_resize.jpg

Tổ Pháp Hóa

Ngài đến Quảng Ngãi và ẩn tu nơi núi Hó – khai sơn chùa Thiên Ấn vào khoảng năm 1694, trước Hòa thượng Thạch Liêm sang Đại Việt 1 năm. Hơn 400 năm qua, Chùa Thiên Ấn đã trở thành ngôi Tổ đình rất xưa và lớn nhất của Phật giáo Quảng Ngãi, là nơi Tổ mạch phát tích duy nhất của lịch sử truyền thừa Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi.

Đời Ngài, còn để lại Tổ đình Thiên Ấn một giếng thiêng, kì diệu đã trở thành huyền thoại ghi dấu trong ca dao xứ Quảng.

“Ông Thầy đào giếng trên non,
Đến khi có nước không còn tăm hơi”

Và năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1716) Tổ đình Thiên Ấn được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch “Sắc tứ Thiện Ấn tự”. Đồng thời, Tuần Vũ Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) có bài thơ vịnh núi, chùa và chuông Thiên Ấn như sau:

“Phong cảnh nơi đây thật rất xinh
Niêm hà có Ấn của trời sinh
Xem kia dấu tích còn vuông vức
Nhận lại non sông rõ dạng hình
Cách thức còn in đồ Cổ Tự
Cỏ cây nào phụ tiếng Chuông linh
Châu Sa để dưới chân thờ mãi
Trấn chỉ sau lưng phía Cẩm Thành”
 

Đức Tổ thị tịch vào ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Tuất 1754. Tháp mộ Ngài tọa lạc ở phía trái chánh điện trong vườn tháp Tổ Đình Thiên Ấn.

Kế thừa truyền thống “tiếp dẫn hậu lai” của Chư Tôn và những Tổ đình Phật Giáo Quảng Ngãi theo các Giới Đàn ở Chùa Bửu Lâm năm Kỷ Mão – 1759, Tổ đình Thiên Ấn năm Mậu Tuất – 1838, năm Quí Mão – 1903, Tổ đình Phước Quang năm Canh Thân – 1920, chùa Thạch Sơn năm Giáp Tuất – 1934… Năm nay, Kỷ Sửu thật là một nhân duyên rất lớn đối với Phật Giáo Tỉnh nhà, Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh Quảng Ngãi khai mở Đại Giới Đàn mang tên Đức Sơ Tổ của Phật giáo Quảng Ngãi. Đại Giới Đàn PHÁP HÓA hầu tưởng niệm hồng ân của Tổ Sư đã khai nguồn mạng mạch Đạo Phật trên quê hương Quảng Ngãi.

Ban tổ chức Đại giới đàn Pháp Hóa


Về Menu

Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

三身 çš y nghia cua hai tu cam on à n tự tánh di đà 9 tiếp theo ç æŒ 人间佛教 秽土成佛 持咒方法 永代供養 東成 nghị lực phi thường của cô gái chỉ Nghĩ về Phật giáo Nhật Bản 妙善法师能入定 五痛五燒意思 茶湯料とは 修行者 孕妇 ba phương thức giáo dục tuổi trẻ phật ท มาของพระมหาจ ç æˆ Sữa có thật sự cần thiết cho trẻ hỡi Ð Ð³Ñ Lời phật dạy làm sống động tinh thần quán thế âm pháp môn tịnh độ là pháp môn dựa trên 観世音菩薩普門品偈 Người nhóm máu nào dễ bị mất ほとけのかたより 佛经说人类是怎么来的 Stress có liên quan tới suy giảm trí nhớ phat duoc su Ö bức thư cảm động của bố gửi con gái Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt 経å お墓のお 历世达赖喇嘛 祈祷カードの書き方 Ăn nhiều rau củ quả để sống lâu 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 修行人一定要有信愿行吗 tẠo Sống năm phương tiện pháp môn niệm phật loi phat day Nở rộ cơm chay 1985 経å chú 4 cách giảm stress đơn giản và tin đêm bừng ngộ