Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế độ ăn
Theo đó, các quốc gia nghèo ở Châu Phi và Châu Á đang có sự gia tăng đáng kể trong hấp thụ các loại thức ăn có hại cho sức khỏe trong khi có sự cải thiện tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ - theo Dariush Mozaffarian, trường Chính sách và Khoa học Dinh dưỡng Friedman, thuộc Đại học Tufts.
Tỉ
lệ béo phì và các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu
người trẻ cứ
ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe - Ảnh chỉ mang tính minh họa
Trong giai đoạn 1990-2010, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có lượng hấp thụ các thức ăn không tốt cho sức khỏe tăng mạnh.
Theo Mozaffarian, sự toàn cầu hóa trong chế độ ăn của các nước phương tây được cải thiện dần do các công ty và tập đoàn sản xuất nông nghiệp và thực phẩm có chuyển hướng tốt hơn trong hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm.
Các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng đường, chất béo, tinh bột cao là các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu này phân tích 325 khảo sát về chế độ ăn đại diện cho đến 90% dân số thế giới - công trình nghiên cứu về chế độ ăn, thói quen ăn uống lớn nhất thế giới cho đến nay.
Trong đó, Trung Quốc được ghi nhận nằm trong số các quốc gia tiêu thụ các thực phẩm có hại cho sức khỏe cao nhất. Một số quốc gia thuộc Mỹ Latin và Châu Âu đều tăng hấp thụ cả thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe.
Trong giai đoạn 1990-2014, tại thời điểm nghiên cứu thì số người đói toàn cầu giảm khoảng 209-805 triệu người, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc.
Nghiên cứu cũng cho thấy người cao tuổi có thói quen ăn uống lành mạnh hơn người trẻ, ở khoảng 187 quốc gia. Tỉ lệ béo phì và các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu người trẻ cứ ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe, các chuyên gia chia sẻ.
Trần Trọng Hiếu (Theo Reuters)
Ngọc Sương (Tuvien.com)