GNO - Tỉ lệ béo phì, các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu cứ ăn các thức ăn không tốt...

Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế độ ăn

GNO - Chất lượng chế độ ăn có chiều hướng xấu dần trong 2 thập kỷ qua, theo trích dẫn từ một nghiên cứu lớn nhất về chế độ ăn của con người đăng trên Tạp chí Lancet Global Health tháng 3 qua.

Theo đó, các quốc gia nghèo ở Châu Phi và Châu Á đang có sự gia tăng đáng kể trong hấp thụ các loại thức ăn có hại cho sức khỏe trong khi có sự cải thiện tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ - theo Dariush Mozaffarian, trường Chính sách và Khoa học Dinh dưỡng Friedman, thuộc Đại học Tufts.

beo phi.jpg
Tỉ lệ béo phì và các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu
người trẻ cứ ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe - Ảnh chỉ mang tính minh họa

Trong giai đoạn 1990-2010, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có lượng hấp thụ các thức ăn không tốt cho sức khỏe tăng mạnh.

Theo Mozaffarian, sự toàn cầu hóa trong chế độ ăn của các nước phương tây được cải thiện dần do các công ty và tập đoàn sản xuất nông nghiệp và thực phẩm có chuyển hướng tốt hơn trong hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm.

Các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng đường, chất béo, tinh bột cao là các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu này phân tích 325 khảo sát về chế độ ăn đại diện cho đến 90% dân số thế giới - công trình nghiên cứu về chế độ ăn, thói quen ăn uống lớn nhất thế giới cho đến nay.

Trong đó, Trung Quốc được ghi nhận nằm trong số các quốc gia tiêu thụ các thực phẩm có hại cho sức khỏe cao nhất. Một số quốc gia thuộc Mỹ Latin và Châu Âu đều tăng hấp thụ cả thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe.

Trong giai đoạn 1990-2014, tại thời điểm nghiên cứu thì số người đói toàn cầu giảm khoảng 209-805 triệu người, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc.

Nghiên cứu cũng cho thấy người cao tuổi có thói quen ăn uống lành mạnh hơn người trẻ, ở khoảng 187 quốc gia. Tỉ lệ béo phì và các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu người trẻ cứ ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe, các chuyên gia chia sẻ.

Trần Trọng Hiếu (Theo Reuters)


Về Menu

Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế độ ăn

to su lieu quan tấm tổ sư liễu quán văn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ tụng kinh cầu siêu có thực sự siêu hay Gene chi bằng thay đổi chính mình phận người khơi nguồn đạo mạch xứ đàng Âm nhan duyen vi sao co sac dep chet trí tuệ sinh mệnh của đạo phật đời người quan trọng là hai chữ vui tien trinh xay dung va cung co to chuc ghpgvn tuoi tre tiến trình xây dựng và củng cố tổ 1 lang nghe tieng noi noi tam tinh yeu la dem khong gian doi lay thoi gian phật giáo thiền tông việt nam 水天需 Xuân có đi quach tuan du chuan bi to chuc live show nhac phat quách tuấn du chuẩn bị tổ chức live chết để thay đổi tứ đệ 1 Đậu phụ hầm nấm đông cô tình yêu là đem không gian đổi lấy học nguoi than nen to chuc tang le nhu the nao de co Mùng 1 Tết Nhà hàng chay Hoan Hỷ vẫn người thân nên tổ chức tang lễ như bên Cà trắng và đậu om cà chua hãy tỏ ra mình là phật tử có và không đó là chuyện thế pháp Làm gì để giảm biểu hiện của say bóng làm thế nào để thuyết phục bố mẹ Kinh Sam Hoi điều ước giản đơn Nhà báo Malcolm Browne thien tri thuc nguoi dua ta vuot qua gio bui dl 2015 dao phat dang lan truyen den nhung vung moi me nhu 白骨观 危险性 Chất 首座