GNO - Tỉ lệ béo phì, các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu cứ ăn các thức ăn không tốt...

Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế độ ăn

GNO - Chất lượng chế độ ăn có chiều hướng xấu dần trong 2 thập kỷ qua, theo trích dẫn từ một nghiên cứu lớn nhất về chế độ ăn của con người đăng trên Tạp chí Lancet Global Health tháng 3 qua.

Theo đó, các quốc gia nghèo ở Châu Phi và Châu Á đang có sự gia tăng đáng kể trong hấp thụ các loại thức ăn có hại cho sức khỏe trong khi có sự cải thiện tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ - theo Dariush Mozaffarian, trường Chính sách và Khoa học Dinh dưỡng Friedman, thuộc Đại học Tufts.

beo phi.jpg
Tỉ lệ béo phì và các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu
người trẻ cứ ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe - Ảnh chỉ mang tính minh họa

Trong giai đoạn 1990-2010, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có lượng hấp thụ các thức ăn không tốt cho sức khỏe tăng mạnh.

Theo Mozaffarian, sự toàn cầu hóa trong chế độ ăn của các nước phương tây được cải thiện dần do các công ty và tập đoàn sản xuất nông nghiệp và thực phẩm có chuyển hướng tốt hơn trong hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm.

Các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng đường, chất béo, tinh bột cao là các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu này phân tích 325 khảo sát về chế độ ăn đại diện cho đến 90% dân số thế giới - công trình nghiên cứu về chế độ ăn, thói quen ăn uống lớn nhất thế giới cho đến nay.

Trong đó, Trung Quốc được ghi nhận nằm trong số các quốc gia tiêu thụ các thực phẩm có hại cho sức khỏe cao nhất. Một số quốc gia thuộc Mỹ Latin và Châu Âu đều tăng hấp thụ cả thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe.

Trong giai đoạn 1990-2014, tại thời điểm nghiên cứu thì số người đói toàn cầu giảm khoảng 209-805 triệu người, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc.

Nghiên cứu cũng cho thấy người cao tuổi có thói quen ăn uống lành mạnh hơn người trẻ, ở khoảng 187 quốc gia. Tỉ lệ béo phì và các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu người trẻ cứ ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe, các chuyên gia chia sẻ.

Trần Trọng Hiếu (Theo Reuters)


Về Menu

Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế độ ăn

Thiều Chửu nhân vật Phật giáo ý nghĩa tuyển phật Phật Bà hãy cứu con sự có mặt của các thiền sư với dân 陧盤 每年四月初八 tÃ Æ bÃ Æ 净土网络 天风姤卦九二变 truyê n ngă n 7 bước đến miền 饒益眾生 市町村別寺院数順位 ß Học 飞来寺 Đại tạng kinh Phật giáo Kho tàng văn モダン仏壇 佛教書籍 Thực hành chánh niệm để có chuyến du nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan le Món chay lạ qua chế biến 5 công dụng bất ngờ của Aspirin tuong зеркало кракен даркнет 佛規禮節 上座部佛教經典 福生市永代供養 仏壇 拝む 言い方 Có tu ắt có chứng GIAI THOAT โภชปร ตร Dùng sữa đậu nành để xay sinh tố áp dụng lời phật dạy trong vấn đề Vị đại sư xấu xí thiên tài lừng オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Cà phê giúp chống lại ung thư Thừa cân 雀鸽鸳鸯报是什么报 suy 僧伽吒經四偈繁體注音 Ç æ mùa xuân 麓亭法师 緣境發心 觀想書 水天需