GNO - Ngày 21-1, tại chùa Phật Đà (Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), chư tôn đức Tăng Ni...

TP.HCM: Lễ húy kỵ cố HT.Thích Duy Lực

GNO - Ngày 21-1, tại chùa Phật Đà (Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), chư tôn đức Tăng Ni trong Tông môn Tổ Sư Thiền và môn đồ tứ chúng đã thành kính tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 15 cố HT.Thích Duy Lực - Tổ sư khai sáng.

1HK.jpg
Di ảnh HT.Thích Duy Lực tại chùa Phật Đà - Ảnh: Đăng Huy

Quang lâm chứng minh và niêm hương tưởng niệm có HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM;  HT.Thích Thanh Hùng, Phó ban Thường trực Ban HDPT T.Ư cùng chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS GHPG TP.HCM, các quận huyện và Phật tử các nơi.

Sau khi môn đồ đệ tử dâng lời tưởng niệm là nghi thức niêm hương tưởng niệm.

Được biết, cố HT.Thích Duy Lực, họ La húy Dũ hiệu Duy Lực, tự Giác Khai, sanh ngày 5-5-1923 tại làng Long Tuyền, huyện Bình Thủy, tỉnh Cần Thơ. Cha ngài là cụ La Xương và mẹ là cụ Lưu Thị, làm nghề nông.

Năm lên 7 tuổi, ngài theo cha về quê sống tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 1, ngài nghỉ học, theo cha trở lại Việt Nam sinh sống, lúc đó ngài được 16 tuổi (1938). Trú tại tỉnh Cần Thơ.

Ngài thường tranh thủ tự học trong lúc rảnh rỗi. Đến năm 26 tuổi (1948), thi đậu bằng giáo viên Hoa văn, từng cộng tác biên soạn cho tờ báo Viễn Đông tiếng Hoa tại Chợ Lớn và được mời dạy ở các trường tiểu học tỉnh Tà-Keo Cao Miên (nay là Campuchia), Trường Khải Trí ở Cần Thơ, Trường Cái Vồn ở Vĩnh Long trong thời gian 10 năm.

Năm 1958, sau khi thi lấy bằng đông y sĩ cấp 1, ngài được mời làm đông y sĩ cho tiệm thuốc Tế Ngươn Đường Cà Mau, Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm tỉnh Cần Thơ để khám bệnh miễn phí cho dân trong thời gian 8 năm.

Trong tủ sách của Cư Sĩ Lâm có bộ Kinh Tục Tạng gồm 150 quyển, lúc đầu ngài định đọc hết toàn bộ, nhưng trải qua một năm chỉ xem được 7 quyển, sau quyết định chỉ xem phần Thiền tông. Lúc đó ngài theo Pháp sư Diệu Duyên tham học Tổ Sư Thiền.        

Vào ngày 8-2-1973, ngài được HT.Thích Hoằng Tu cho xuất gia tu học tại chùa Từ Ân (Q.11). Tháng 5-1974, ngài thọ Cụ túc giới tại chùa Cực Lạc Malaysia.

Ngày 2-4-1977, thừa lệnh Hòa thượng bổn sư, ngài ra hoằng pháp Tổ Sư Thiền tại chùa Từ Ân. Đến năm 1983, tứ chúng quy tụ ngày càng đông, Phật tử theo tu học pháp Tổ Sư Thiền hơn 4.000 người, mỗi lần tham dự thiền thất đều vượt trên 300 người. Từ những năm 1990, ngài thường đi giảng thiền ở nhiều nơi trên thế giới.

3HK.jpg
HT.Thích Minh Hiền, Trưởng Tông phong Tổ Sư Thiền, trụ trì chùa Phật Đà,
cùng chư tôn đức Tông môn dâng hương tưởng niệm - Ảnh: Đăng Huy

4HK.jpg
Lễ cúng dường trai Tăng nhân húy kỵ lần thứ 15 của cố HT.Thích Duy Lực - Ảnh: Đăng Huy

Ngoài ra ngài còn trước tác và dịch thuật từ tiếng Hán sang tiếng Việt hơn 20 loại kinh điển và ngữ lục. Lượng sách phát hành tại Việt Nam trên mấy mươi ngàn quyển. Các kinh sách được phát hành như Đường lối thực hành tham Tổ sư thiền, Kinh Lăng Nghiêm, Lăng Già, Pháp Bảo đàn

Đến năm 1998, ngài đã được Ban Hoằng pháp T.Ư, mời thỉnh vào Ban với cương vị UV Ban Hoằng pháp T.Ư, ngài đã được Giáo hội phân thỉnh giảng tại các khóa Bồi dưỡng hoằng pháp ngắn hạn cho các tỉnh miền Trung tổ chức tại Bình Định, cho các tỉnh miền Đông Nam bộ, TP.Hồ Chí Minh và miền Nam tại Văn phòng II T.Ư.

 Ngài viên tịch ngày 2-12-Kỷ Mão (8-1-2000). Trụ thế 77 năm.

N.D


Về Menu

TP.HCM: Lễ húy kỵ cố HT.Thích Duy Lực

不空羂索心咒梵文 ç æˆ 一念心性 是 VÃ Æ Chua vÃ Æ gieo nghiệp sát sanh quả báo sẽ nghèo phòng hộ nhờ quán niệm nhat ky thien phat giao lam Mật Phật giáo 永代供養 日蓮宗 hạnh 若我說天地 佛教中华文化 cành y không tin tăng có thất kính với tam bảo tứ ト妥 Nhìn 普悲观音 八吉祥 自悟得度先度人 Thiền viện trên biển phát 大法寺 愛知県 达赖喇嘛和班禅喇嘛的区别 Cỏ 四依法 妙性本空 无有一法可得 無量義經 å ç æžœ 唐安琪丝妍社 nhạc sĩ sỹ luân vào chùa Bước chân con đã về thanh thản ba loại giới hạnh giải thoát chúng sinh quẠTHICH 普提本無 hoà toi 阿罗汉需要依靠别人的记别 VÃƒÆ บวช 除淫欲咒