GNO - Sáng nay, 23-3, tại chùa Minh Đạo (Q.3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai...

TP.HCM: Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai

GNO - Hôm nay, 23-3, tại chùa Minh Đạo (Q.3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai (HT.Chí Thiền).

Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh của HT.Thích Viên Giác, UVTT HĐCM; HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS cùng chư tôn đức HĐTS, VP II TƯGH, ban, viện T.Ư, chư tôn đức môn đồ pháp quyến.

1md.jpg
Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Sau nghi thức thắp hương tưởng niệm, HT.Thích Tấn Đạt, UVTT HĐTS, Phó Văn phòng II TƯGH tuyến đọc sơ lược tiểu sử của Tổ.

Theo đó, Tổ Phi Lai thế danh Nguyễn Văn Hiển, sinh tháng hai năm Tân Dậu (1861) tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1878, khi ngài 18 tuổi, sắc chỉ triều đình bổ nhiệm làm quan Hậu bổ hạt Khánh Hòa. Vì liên luỵ đến phong trào Văn Thân Cần Vương, ngài lánh nạn vào Nam sinh sống.

Năm Tân Tỵ (1881), ngài tỏ ngộ lý vô thường, đến xin quy y xuất gia với Tổ Minh Khiêm - Hoằng Ân, trụ trì chùa Giác Viên, Giác Lâm (Gia Định), được tổ ban Pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39.

Sau khi xuất gia học đạo, ngài phát tâm làm công quả xe đất cho chùa ba năm. Sau đó, phát nguyện nhập thất ba năm. Sau khi ra thất, ngài cùng bổn sư khởi công xây dựng chùa Giác Sơn (quận 11, Chợ Lớn). Khi công trình hoàn thành, Hòa thượng được bổn sư công cử giữ chức trụ trì.

Năm Kỷ Tỵ (1899), bổn sư viên tịch, Hòa thượng phải đảm nhiệm trụ trì chùa Giác Viên một thời gian.

Năm Giáp Thìn (1904), một trận lụt khủng hiếp tàn phá miền Tây, nặng nhất là tỉnh Gò Công, ngài đã tích cực công tác cứu tế, từ thiện xã hội trong cơn nguy biến. Cứu vớt trên 500 người, mai táng xác nạn nhân trên 500 người và sau đó tổ chức Đại lễ kỳ siêu 3 ngày cho những nạn nhân xấu số do thiên tai gây ra.

Rằm tháng 12 năm Giáp Thìn, ngài trở về quê lo tang chay cho thân mẫu, đến mãn chung thất ngài mới trở lại chùa. Khi sắp xếp lại công việc chùa xong, ngài từ giã huynh đệ và đến Núi Sam, Châu Đốc tịnh tu. Khi sang đến kinh Vĩnh Tế, ngài được ông Năm Thanh đưa lên chùa Phi Lai lễ Phật, rồi đi thẳng vào núi tịnh tu.

Sau khi đưa Hòa thượng lên chùa Phi Lai lễ Phật xong, ông Năm Thanh mời họp các hương chức và Phật tử địa phương để hiến cúng chùa Phi Lai và cung thỉnh Hòa thượng về trụ trì lo Phật sự. Hòa thượng đã hứa khả về trụ trì chùa Phi Lai và phát triển ngôi Tam bảo khang trang theo tâm nguyện, từ năm 1905 cho đến ngày về cõi Phật năm 1933.

2md.jpg
Di ảnh Tổ Phi Lai

Năm Đinh Mùi (1907), một tai nạn bịnh dịch trầm trọng hoành hành trong vùng, Hòa thượng đã lập đàn Dược Sư và cùng dân chúng cầu nguyện trong suốt 49 ngày.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa thượng Khánh Hòa, chủ xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, xóa nạn thất học Phật pháp cho Tăng Ni, bài trừ mê tín dị đoan, phát huy chánh tín, chánh lý trong giới Tăng Ni, Phật tử, ngoài lớp gia giáo Phật học tại chùa Giác Hoa - Bạc Liêu dành cho chư Ni, tại chùa Phi Lai, Hòa thượng đã tổ chức định kỳ các lớp học gia giáo dành cho chư Tăng các tỉnh lân cận dự học, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng cùng HT. Khánh Anh, HT.Huệ Quang, HT.Pháp Hải…

Năm Đinh Mão (1927), ngài chứng minh lễ khai giảng Trường Sơ học Phật pháp đầu tiên của Ni giới tại chùa Giác Hoa, Bạc Liêu và truyền trao giới pháp cho Ni chúng nhân mùa An cư kiết hạ.

Trong thời gian hơn 60 năm thi hành Phật sự, Hòa thượng đã quy y Tam bảo cho hàng trăm Phật tử hữu duyên và hơn 20 Tăng Ni xuất gia, trở thành pháp khí cho đạo pháp, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, làm cho tổ ấn quang huy, chúng sanh lợi lạc, tốt đời đẹp đạo.

Năm Quý Dậu (1933), ngài thọ bệnh và trước khi viên tịch chắp tay niệm lớn "Nhất niệm viên quang tội tánh không, đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh”. Niệm xong, ngài an nhiên viên tịch vào ngày 15-2-Quý Dậu. Trụ thế 73 năm và 52 mùa an cư kiết hạ.

Nhục thân Hòa thượng được nhập tháp trong khuôn viên chùa Phi Lai, thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên, Châu Đốc.

4md.jpg
HT.Thích Thiện Nhơn, trụ trì chùa Minh Đạo thay mặt môn đồ pháp quyến tác bạch

Buổi lễ kết thúc với tác bạch cúng dường trai Tăng của HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS.

Như Danh


Về Menu

TP.HCM: Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai

nguoi than nen to chuc tang le nhu the nao de co å HẠnh dù cấm cũng yêu おりん 木魚のお取り寄せ quan diem cua nguoi phat tu ve ham nong toan Bí mật của tách trà Mênh mang tháng chạp 己が身にひき比べて dao phat trong van hoc dan gian viet nam vấn đề thờ cúng của người phật tử 香炉とお香 dao phat va nghe thuat hoa giai san han お位牌とは bão 一人 居て喜ばは二人と思うべし dao duc trong nep song nguoi phat tu 净地不是问了问了一看 Đậu hủ kho rau bà kanadeva huu nga thien phap äºŒä ƒæ dung de nam thang troi qua trong hoi tiec Loạn yoga イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 禮佛大懺悔文 chùa yên phúc long trọng tổ chức lễ vu con đường cứu khổ chúng sanh là triệc พระอ ญญาโกณฑ ญญะ 9 công dụng tuyệt vời của các doi nguoi la quy bau xin dung lang phi Xá tội vong nhân 净土五经是哪五经 Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt vừa thiç bÃƒÆ vi nu tien sy quy y cua phat de kham chua mien phi 浄土宗のお守り お守りグッズ Phụ nữ béo phì Ăn bông cải xanh để ngăn chặn ung thư suy nghi ve the ky moi cua nguoi tu phat いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Sen hồng tháng Bảy สต 如闻天人 Ngạc nhiên vì điều trị tự kỷ Sen làng đã mọc 1 365 Kiểm soát ăn quá mức bằng liệu pháp 荐拔功德殊胜行 Sài Gòn mùa ngóng gió