GNO - Sáng nay, 23-3, tại chùa Minh Đạo (Q.3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai...

TP.HCM: Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai

GNO - Hôm nay, 23-3, tại chùa Minh Đạo (Q.3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai (HT.Chí Thiền).

Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh của HT.Thích Viên Giác, UVTT HĐCM; HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS cùng chư tôn đức HĐTS, VP II TƯGH, ban, viện T.Ư, chư tôn đức môn đồ pháp quyến.

1md.jpg
Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Sau nghi thức thắp hương tưởng niệm, HT.Thích Tấn Đạt, UVTT HĐTS, Phó Văn phòng II TƯGH tuyến đọc sơ lược tiểu sử của Tổ.

Theo đó, Tổ Phi Lai thế danh Nguyễn Văn Hiển, sinh tháng hai năm Tân Dậu (1861) tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1878, khi ngài 18 tuổi, sắc chỉ triều đình bổ nhiệm làm quan Hậu bổ hạt Khánh Hòa. Vì liên luỵ đến phong trào Văn Thân Cần Vương, ngài lánh nạn vào Nam sinh sống.

Năm Tân Tỵ (1881), ngài tỏ ngộ lý vô thường, đến xin quy y xuất gia với Tổ Minh Khiêm - Hoằng Ân, trụ trì chùa Giác Viên, Giác Lâm (Gia Định), được tổ ban Pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39.

Sau khi xuất gia học đạo, ngài phát tâm làm công quả xe đất cho chùa ba năm. Sau đó, phát nguyện nhập thất ba năm. Sau khi ra thất, ngài cùng bổn sư khởi công xây dựng chùa Giác Sơn (quận 11, Chợ Lớn). Khi công trình hoàn thành, Hòa thượng được bổn sư công cử giữ chức trụ trì.

Năm Kỷ Tỵ (1899), bổn sư viên tịch, Hòa thượng phải đảm nhiệm trụ trì chùa Giác Viên một thời gian.

Năm Giáp Thìn (1904), một trận lụt khủng hiếp tàn phá miền Tây, nặng nhất là tỉnh Gò Công, ngài đã tích cực công tác cứu tế, từ thiện xã hội trong cơn nguy biến. Cứu vớt trên 500 người, mai táng xác nạn nhân trên 500 người và sau đó tổ chức Đại lễ kỳ siêu 3 ngày cho những nạn nhân xấu số do thiên tai gây ra.

Rằm tháng 12 năm Giáp Thìn, ngài trở về quê lo tang chay cho thân mẫu, đến mãn chung thất ngài mới trở lại chùa. Khi sắp xếp lại công việc chùa xong, ngài từ giã huynh đệ và đến Núi Sam, Châu Đốc tịnh tu. Khi sang đến kinh Vĩnh Tế, ngài được ông Năm Thanh đưa lên chùa Phi Lai lễ Phật, rồi đi thẳng vào núi tịnh tu.

Sau khi đưa Hòa thượng lên chùa Phi Lai lễ Phật xong, ông Năm Thanh mời họp các hương chức và Phật tử địa phương để hiến cúng chùa Phi Lai và cung thỉnh Hòa thượng về trụ trì lo Phật sự. Hòa thượng đã hứa khả về trụ trì chùa Phi Lai và phát triển ngôi Tam bảo khang trang theo tâm nguyện, từ năm 1905 cho đến ngày về cõi Phật năm 1933.

2md.jpg
Di ảnh Tổ Phi Lai

Năm Đinh Mùi (1907), một tai nạn bịnh dịch trầm trọng hoành hành trong vùng, Hòa thượng đã lập đàn Dược Sư và cùng dân chúng cầu nguyện trong suốt 49 ngày.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa thượng Khánh Hòa, chủ xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, xóa nạn thất học Phật pháp cho Tăng Ni, bài trừ mê tín dị đoan, phát huy chánh tín, chánh lý trong giới Tăng Ni, Phật tử, ngoài lớp gia giáo Phật học tại chùa Giác Hoa - Bạc Liêu dành cho chư Ni, tại chùa Phi Lai, Hòa thượng đã tổ chức định kỳ các lớp học gia giáo dành cho chư Tăng các tỉnh lân cận dự học, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng cùng HT. Khánh Anh, HT.Huệ Quang, HT.Pháp Hải…

Năm Đinh Mão (1927), ngài chứng minh lễ khai giảng Trường Sơ học Phật pháp đầu tiên của Ni giới tại chùa Giác Hoa, Bạc Liêu và truyền trao giới pháp cho Ni chúng nhân mùa An cư kiết hạ.

Trong thời gian hơn 60 năm thi hành Phật sự, Hòa thượng đã quy y Tam bảo cho hàng trăm Phật tử hữu duyên và hơn 20 Tăng Ni xuất gia, trở thành pháp khí cho đạo pháp, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, làm cho tổ ấn quang huy, chúng sanh lợi lạc, tốt đời đẹp đạo.

Năm Quý Dậu (1933), ngài thọ bệnh và trước khi viên tịch chắp tay niệm lớn "Nhất niệm viên quang tội tánh không, đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh”. Niệm xong, ngài an nhiên viên tịch vào ngày 15-2-Quý Dậu. Trụ thế 73 năm và 52 mùa an cư kiết hạ.

Nhục thân Hòa thượng được nhập tháp trong khuôn viên chùa Phi Lai, thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên, Châu Đốc.

4md.jpg
HT.Thích Thiện Nhơn, trụ trì chùa Minh Đạo thay mặt môn đồ pháp quyến tác bạch

Buổi lễ kết thúc với tác bạch cúng dường trai Tăng của HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS.

Như Danh


Về Menu

TP.HCM: Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phi Lai

giải nghi về nhân quả 永代供養 東成 nghiên cứu tế bào gốc duc phat va nen hoa binh nhan loai การกล าวว ทยาน chua long tuyen 首座 โภชปร ตร khởi ç æˆ 佛经说人类是怎么来的 Mùi 人间佛教 秽土成佛 æ æ phâ t tư không hiê u đa vụ ông huệ phong và nude để bổ sung vitamin b có tốt cho trí nhớ お墓 Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức ほとけのかたより và µ Giảm triệu chứng ợ nóng bằng cách 祈祷カードの書き方 妙善法师能入定 五痛五燒意思 giữ một thăng bằng 5 thói quen có hại cho sức khỏe người sinh tố bơ 30 giây thôi quà nguyen tam dich mọi cư sĩ 修行人一定要有信愿行吗 cac vi dong tu chuc cac vi nam moi an lac chien thang long ganh ghet va tanh vi ky phải khong toan tinh cang huong dai phuc hòa thượng thích phúc hộ 1904 Blogger và mẹ 生前墓 茶湯料とは Phát hiện sớm Alzheimer bằng thiết bị Thể dục giúp làm dịu các bất ổn tâm 放下凡夫心 故事 dung dem ban nga cua minh de day con tre tie em gái nhạc sĩ trịnh công sơn trổ tài お墓のお THICH giáo