(GNO-TP.HCM) Sáng 16-12 (11-11-Canh Dần), tại Thiền viện Quảng Đức (Văn phòng II TƯGH), Trung ương Giáo hội đã tổ chức trọng thểlễhúy nhật tưởng niệmlần thứ 17 cố Đại lão HT. Thích Đức Nhuận - Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN, đồng thời hiệp kỵ chư tôn giáo phẩm thành viên HĐCM GHPGVN, chư tôn thiền đức Hội đồng Trưởng lão của các tổ chức hệ phái đã phụng sự cho sự nghiệp củaĐạo pháp và Dân tộc.

	TP.HCM: Lễ húy nhật tưởng niệm lần thứ 17 Đức cố Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN Thích Đức Nhuận

TP.HCM: Lễ húy nhật tưởng niệm lần thứ 17 Đức cố Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN Thích Đức Nhuận

(GNO-TP.HCM) Sáng 16-12 (11-11-Canh Dần), tại Thiền viện Quảng Đức (Văn phòng II TƯGH), Trung ương Giáo hội đã tổ chức trọng thể lễ húy nhật tưởng niệm lần thứ 17 cố Đại lão HT. Thích Đức Nhuận - Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN, đồng thời hiệp kỵ chư tôn giáo phẩm thành viên HĐCM GHPGVN, chư tôn thiền đức Hội đồng Trưởng lão của các tổ chức hệ phái đã phụng sự cho sự nghiệp của Đạo pháp và Dân tộc.

Đến dự có chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS THPG TP. Hồ Chí Minh, chư Tăng Ni Ban Đại diện Phật giáo các quận, huyện, đại diện UBMTTQ TP.HCM, Ban Tôn giáo thành phố và các cấp lãnh đạo chính quyền quận 3.

WNH (2).JPG

WNH (3).JPG

Toàn cảnh buổi lễ

WNH (5).JPG

WNH (7).JPG

Thay mặt TƯGH, HT. Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN tuyên đọc tiểu sử của cố Đại lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN.

WNH (1).JPG

HT. Thích Thiện Nhơn tuyên đọc tiểu sử Đức cố Pháp chủ

Cố Đại lão Hòa thượng thượng Đức hạ Nhuận, pháp hiệu Thanh Thiệu, tự Đức Huy, thế danh Phạm Đức Lạc. Ngài sinh năm Đinh Dậu (1879) tại thôn Quần Phương, xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (nay là Hà Nam). Năm 15 tuổi, Ngài xuất gia học đạo với Tổ Thanh Ngãi (thuộc dòng Tào Động, chùa Quảng Bá - Hà Nội). Năm 20 tuổi, Ngài thọ giới Cụ túc tại chùa Phúc Nhạc (Ninh Bình) do Tổ sư Thanh Khiết làm Hòa thượng Đàn đầu. Đến năm 1969, sau khi Hòa thượng Trí Độ, Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam viên tịch, Ngài được suy tôn làm Quyền Hội trưởng cho đến ngày thống nhất Phật giáo cả nước năm 1981. Từ Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 tổ chức tại thủ đô Hà Nội cho đến Đại hội Phật giáo toàn quốc kỳ III (1992), Ngài luôn được Tăng Ni, Phật tử cả nước tín nhiệm và suy tôn đảm nhiệm ngôi vị Pháp chủ GHPGVN cho đến ngày viên tịch.

WNH (4).JPG

Thành tâm tưởng niệm Đức cố Pháp chủ

WNH (6).JPG

WNH (8).JPG

Văn tưởng niệm Đức cố Pháp chủ GHPGVN do HT. Thích Từ Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN tuyên đọc tại buổi lễ đã thể hiện tấm lòng tri ân son sắc của Tăng Ni, Phật tử GHPGVN trong và ngoài nước đối với công hạnh của Ngài. Ngài đã thắp sáng ngọn đèn thiền, thúc đẩy tích cực quá trình hình thành và phát triển của GHPGVN. Qua đó, dù thời gian đã đi qua, không gian có biến đổi, song công đức, đạo nghiệp của Đức Pháp chủ GHPGVN vẫn sống mãi trong tâm thức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam

Tin, ảnh Giang Phong


Về Menu

TP.HCM: Lễ húy nhật tưởng niệm lần thứ 17 Đức cố Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN Thích Đức Nhuận

nhÛ cuoc doi nay cai gi dang so nhat 5 kỹ năng sống có lợi cho sức khỏe Do đã chua dai chieu tay tang Để khỏe hãy vận động 30 phút mỗi nghiep bai hoc phat phap cho nguoi phat tu thà ŠVu lan cúng dường bố thí đúng pháp giムi Ba Tu 5 điều cần tránh khi bụng đói Đức Phật đối với quan hệ anh em thân Đức Phật đối với quan hệ anh em đơn gia n chi la mô t câu xin lô i Những mẹo vặt để nấu khoai tây ngon liên trì cảnh sách bản bao vat quoc gia o co do hoa cúng dường hoa quả vai net ve tu tuong giai thoat trong lich su triet hải phat a di da Tương Làm chăn trâu Cải thiện công việc bằng chánh niệm thoÃƒÆ Đường Khuyên đờitiến đạo cau chuyen ve nguoi do te va nghiep qua nguyễn hữu kha vi rút sóng tâm chiêu cảm nghiệp ý niệm về hạnh phúc Xuân này vắng chị Từ tà Thương món khóm mít trộn chay của vợ Thói quen ăn uống thế nào để khỏe Ý nghĩa phước và chuyển phước trong gieo Thức ăn nào giúp tạo cảm giác no lâu 18 loi phat day ve tinh yeu dang suy ngam trí huệ và dũng Tết đến nói chuyệnmười hai con giáp Thấy Phật Dược Sư bằng tâm Ăn uống chánh niệm để nuôi dưỡng ba pháp tu truyền thống của phật giáo