GNO - Sáng 29-6 (6-6-Đinh Dậu), tại chánh điện chùa Hòa Khánh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)...

TP.HCM: Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Minh Giác

GNO - Sáng 29-6 (6-6-Đinh Dậu), tại chánh điện chùa Hòa Khánh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và đại diện chính quyền đã thành kính dâng hương tưởng niệm cố Đại lão HT.Thích Minh Giác, nguyên Ủy viên BTS PG TP.HCM, Chánh Đại diện PG Q.Bình Thạnh, trụ trì chùa Hòa Khánh (Q.Bình Thạnh).

VG (2).JPG
Trang nghiêm lễ tưởng niệm cố HT.Thích Minh Giác

HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban TT BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Huệ Trí, Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN; cùng chư tôn đức Tăng Ni trong HĐTS, BTS PG TP, Q.Bình Thạnh, các quận huyện và các tỉnh, chư Phật tử đồng tham dự.

Đại diện chính quyền có ông Trần Tấn Hùng, Phó ban Tôn giáo Chính phủ; cùng đai diện Ban Dân vận Thành ủy, Mặt trận, Ban Tôn giáo TP, Q.Bình Thạnh, P.11 sở tại.

HT.Thích Huệ Minh, UVTT HĐTS, Phó ban TT Ban Nghi lễ Trung ương xướng lễ tưởng niệm. Thay mặt BTC, TT.Thích Tâm Chơn, Trưởng BTS PG Q.Bình Thạnh cung tuyên tiểu sử cố HT.Thích Minh Giác.

Theo đó, ngài thế danh Lê Văn Tốt, sinh năm 1920 tại xã Phước Vĩnh Tây, quận Cần Guộc, tỉnh Chợ Lớn, Sài Gòn (nay là TP.HCM). Với nhiều duyên lành với Tam bảo, Hòa thượng sớm nhận thức được cuộc đời là giả tạm vô thường, nên vào năm 16 tuổi (1936), ngài đến chùa Long Vân cầu Thiền sư Giới Minh làm thầy thế phát xuất gia, trở thành một trong những bậc được chư tôn túc trong môn phong Tổ đình Long Vân luôn tôn kính và là hàng giáo phẩm lãnh đạo tông phong.

VG (3).JPG
Di ảnh cố HT.Thích Minh Giác

Năm 1937, ngài tham gia đấu tranh biểu tình, bị thực dân Pháp bắt giam trên 3 tháng sau khi được thả ra tiếp tục tham gia các cuộc biểu tình ở nội thành cho đến khi Cách Mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Lúc đó, cố Hòa thượng đã tích cực tham gia mọi hoạt động biểu tình, đấu tranh giành chính quyền.

Đến năm 1946 Hội Phật giáo cứu nước tỉnh Gia Định được thành lập, cố Hòa thượng làm Phó Thư ký Hội Phật giáo cứu quốc và đồng thời cũng là ủy viên kháng chiến vận động tài chánh mua thuốc men, những đồ cần thiết cho cách mạng.

Năm 1949, Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Gia Định được gia nhập qua tổ chức mới là Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định, cố Hòa thượng được mời giữ chức Phó Thư ký tổ chức này.

Đến năm 1953, khi cơ duyên đã đến, cố Hòa thượng nghe lời Bổn sư thọ Cụ túc giới tại Giới đàn chùa Long Vân. Sau khi được thọ Đại giới, ngài cùng chư tôn đức trong tông phong chung lo Phật sự tại chùa Long Vân, chùa Long Tuyền - Đồng Nai và chùa Hùng Long - huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian này, ngài đã nỗ lực tinh tấn tu tập, củng cố tông phong và hoằng dương Chánh pháp, nhưng vẫn không quên tâm nguyện phục vụ Tổ quốc và dân tộc.

Đến khi thực dân Pháp rút khỏi nước ta, nước nhà tạm thời bình yên nhưng chẳng bao lâu thì một phần đất nước ta lại thuộc Mỹ, dựng lên chế độ độc tài nhà họ Ngô. Cố Hòa thượng lại tiếp tục tham gia vào công cuộc chống Mỹ - Diệm.

Năm 1960, cơ sở bị lộ, cố Hòa thượng bị bắt với nhiều người khác và bị kết án 5 năm tù tại khám Chí Hòa cho đến năm 1963 - chế độ gia đình họ Ngô sụp đổ - ngài mới được trả tự do. Sau khi ra tù, cố Hòa thượng vẫn tiếp tục tu học và tham gia các phong trào yêu nước: vận động tiền bạc thuốc men đưa ra chiến khu chuyển tiếp tài liệu đưa đón cán bộ… vào ra nội thành hoạt động.

Cho đến năm 1974, theo yêu cầu Phật sự tại chùa và vâng lời dạy của Bổn sư, ngài đứng ra đảm trách chức trụ trì chùa Hưng Long ở xã Dương Đông, huyện Đảo Phú Quốc, tỉnh Long Châu Hà, nay là tỉnh Kiên Giang. Đến năm 1977, cố Hòa thượng trở về Sài Gòn và được chư tôn đức lãnh đạo trong Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.HCM mời làm Thư ký Ban Liên lạc Phật giáo H.Hóc Môn và sau đó là Trưởng ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước H.Hóc Môn.

VG (1).JPG
Chư tôn Hòa thượng dâng hương tưởng niệm cố HT.Thích Minh Giác

Đến năm 1981, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, ngài được cử làm đại biểu chính thức trong đoàn Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM tham dự hội nghị.

Năm 1982, Đại hội đại biểu thành lập Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM, ngài được Ban Trị sự bổ nhiệm làm Chánh Đại diện Phật giáo quận Bình Thạnh và sau đó được UBMTTQVN quận Bình Thạnh mời tham gia UBMTTQVN quận. Cũng trong thời gian này, Hòa thượng đã được bổ nhiệm về trụ trì chùa Hòa Khánh ở số 215 Phan Văn Trị, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

Với công đức sâu dày sau bao nhiệm kỳ phục vụ cho Giáo hội và dân tộc, đến nhiệm kỳ IV, cố Hòa thượng đã nghỉ ngơi và được cung thỉnh vào hàng Giáo phẩm Chứng minh Ban Đại diện Phật giáo quận Bình Thạnh cho đến ngày viên tịch.

Năm 1992, nhận thấy tuổi đã cao, muốn an tâm tịnh dưỡng nên cố Hòa thượng đã giao trọng trách trụ trì chùa Hòa Khánh lại cho Giáo hội và Tỳ-kheo Thích Tấn Đạt.

Bước qua trên 80 tuổi nhưng ngài vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, xứng bậc thạch trụ tòng lâm. Ngài xả báo an tường vào lúc 22giờ 50 phút ngày 16-7-2002 (7-6-Nhâm Ngọ), trụ thế 83 năm, 49 hạ lạp.

Đại lão Hòa thượng đã được Nhà nước tặng thưởng: Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Hai, Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, Huy hiệu Hồ Chí Minh và nhiều bằng khen giấy khen khác cũng như nhiều Bằng Tuyên dương công đức của Trung ương Giáo hội, Thành hội Phật giáo TP.HCM lúc bấy giờ trao tặng, tuyên dương.

VG (5).JPG
HT.Thích Tấn Đạt cảm tạ

HT.Thích Tấn Đạt, thay mặt cho môn đồ đệ tử đã dâng lời cảm tạ tới toàn thể chư tôn đức Tăng Ni, chính quyền các cấp đã về tham dự buổi lễ.

V.G


Về Menu

TP.HCM: Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Minh Giác

những loại hình tín ngưỡng dân gian ở Bơ đậu phộng giàu dưỡng chất 10 lý do nên hạn chế ăn đồ ngọt nước có ý nghĩa gì noi van linh bat dau chua hoa thanh chua cay mit dai thua dieu phap lien hoa kinh Sài Gòn gió chướng phước đức khác công đức như thế dùng nhà phật pr bản thân việc thiện kinh phât vi phap chu dau tien cua giao hoi phat giao viet dat den binh an qua an binh noi lai mat phap Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức 1897 lăn theo quả bóng quá trình hình thành đại tạng kinh chữ lời khuyên cuộc sống từ những người lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Lợi ích tu tập thiền định trong kinh treo cờmừngphật đản những ước mơ Quy chu những điều đức phật cảnh giác chanh ngu trong phat giao chua tu ky giới luật là nền tảng căn bản của Bảy nguyên tắc sử dụng hợp lý thuốc nam Chuyện Tám nhánh phong lan của ôn Già khổ đế chốn tổ kim huê Đậu phụ non sốt dầu hào Trì Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức vài suy nghĩ về công trình nghiên cứu quan gioi phan biet nhung dong gop cua phap su huyen trang cho mang buc tinh thu day cam xuc cua gs cao huy thuan gui Sự lo lắng của cha mẹ cũng lây Có thể nhiễm độc thủy ngân từ cá Trẻ ăn thực phẩm có chì nguy hại ra hoa hoa kinh sach dung phap định nghĩa yêu thương những dòng sông ở giữa 09 con duong tam linh phan 1 ném dao thành phật doi pho voi san han va cam xuc lời di ngôn của bồ tát thích quảng