GNO - Sáng 14-1 (5 tháng Chạp năm Ất Mùi), chùa Giác Hải (Q.6, TP.HCM) tổ chức lễ húy kỵ...

TP.HCM: Tưởng niệm HT.Thích Từ Phong

GNO - Sáng 14-1 (5 tháng Chạp năm Ất Mùi), chùa Giác Hải (Q.6, TP.HCM) tổ chức lễ húy kỵ Hòa thượng Từ Phong và tảo tháp lần thứ 77.

HT.Thích Từ Phong sinh năm 1864, quê ở Đức Hòa Thượng, nay thuộc tỉnh Long An. Năm 1880, ngài đến chùa Thiền Lâm ở Tây Ninh, thọ giáo Thiền sư Minh Đạt (đời 38 dòng Lâm Tế). Một thời gian sau, ngài về chùa Giác Lâm, làm đệ tử Thiền sư Hoằng Ân, được ban pháp danh Từ Phong, húy Như Nhãn và làm thư ký chùa Giác Lâm.

Hòa thượng là người có tinh thần cải tiến và có trình độ học vấn nên từ khi làm trụ trì chùa Giác Hải đã thu hút ngày càng đông đảo bá tánh.

DSC_0667.JPG
Tượng thờ cố HT.Từ Phong tại chùa Giác Hải

Chùa Giác Hải được xây năm 1887 ở làng Tân Hòa Đông (nay thuộc P.12, Q.6, TP.HCM) do bà Trần Thị Liễu phát tâm cúng dường cho Thiền sư Hoằng Ân. Thiền sư đặt tên chùa là Giác Hải và cử HT.Từ Phong đến làm trụ trì.

Tại đây, Hòa thượng đã mở lớp giảng dạy Phật pháp cho Tăng sĩ trong vùng, tổ chức khắc bản in kinh và khuyến khích việc dịch kinh Phật ra quốc ngữ để dễ truyền bá Phật pháp cho Phật tử.

Năm 1912, Hòa thượng cùng những đạo hữu giàu có trùng tu chùa Giác Hải. Ngôi chùa mới rất nổi tiếng, có vẻ ngoài giống như một ngôi nhà thờ nhỏ và nội thất được trang trí theo phong cách Tây phương.

Năm 1922 Thiền sư Hoằng Ân đã cho xuất bản bộ Quy nguyên chính trực do Hòa thượng Từ Phong phiên dịch từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ. Sau đó Hòa thượng dịch cuốn Bồ-đề tâm văn từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ.

Trong thời gian 1920 -1930, các chùa lớn thường mở trường Hương hoặc mở các lớp giảng dạy kinh, luật... HT.Từ Phong và HT.Khánh Hòa (chùa Tiên Linh, Bến Tre) thường được thỉnh làm pháp sư. Năm 1924, ngài được tấn phong Hòa thượng.

Trong khoảng thời gian 1920 - 1925, HT.Từ Phong xây một ngôi chùa mới ở Gò Kén - Tây Ninh, đặt tên là chùa Thiền Lâm để tưởng nhớ chùa Thiền Lâm của Thiền sư Minh Đạt.

Trước bối cảnh phong trào chấn hưng Phật giáo phát triển tại các quốc gia Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Nhật Bản... Năm 1923, nhân ngày giỗ tổ tại chùa Long Hoa (Trà Vinh) tập họp nhiều nhà sư nổi tiếng, trong đó có HT.Từ Phong, HT.Khánh An đã vận động thành lập Hội Lục Hòa liên hiệp để tiến tới thành lập một Hội Phật giáo toàn quốc nhằm mục đích chấn hưng Phật giáo. Vì nhiều trở ngại, việc thành lập một hội Phật giáo toàn quốc chưa thể thực hiện nên năm 1931, Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học được thành lập, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn (Q.1), HT.Thích Từ Phong được bầu làm hội trưởng.

Năm 1934, Hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập, mở học đường Lưỡng Xuyên ở Trà Vinh, sau dời về Bến Tre để đào tạo Tăng Ni, ngài là đương vi chứng minh của hội.

Năm 1935, Hội xuất bản sách Phật học giáo khoa bằng 2 thứ tiếng Việt, Hán và ra mắt tạp chí Duy Tân.

DSC_0806.JPG
Thành kính tưởng niệm cố Hòa thượng Từ Phong

Năm Mậu Dần (1938), HT.Từ Phong viên tịch, thọ 74 tuổi, trên 50 hạ lạp. Chùa Từ Lâm ở Gò Kén đón nhận nhục thân ngài. Để ghi nhớ công đức ngài, đồ chúng xây tháp thờ tại chùa Từ Lâm và chùa Giác Hải là hai trú xứ do ngài kiến tạo và dừng chân lâu nhất.

K.C


Về Menu

TP.HCM: Tưởng niệm HT.Thích Từ Phong

hạnh phúc thật sự của người tiêu giận คนเก ยจคร าน お仏壇 お供え Rượu thuốc lá làm tăng 70 nguy cơ nhム菩提 åº 市町村別寺院数順位 仏壇 おしゃれ 飾り方 tại sao người xưa nói nghĩa vợ chồng ß 佛教蓮花 Ăn nấm giúp giảm cân và huyết áp Bạn Một bậc Thầy sáng ngời đạo hạnh không オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Bậc cao tăng đạo đức thủy chung Bún măng chay tÕ bát nghi lễ có phải là tín ngưỡng không dẠluận về dục nguồn gốc của khổ đâu æ å¹³å º 深恩正 chuyện ăn chay của các nghệ sĩ Vì sao giảm cân lại khó khăn công vinh đãi tiệc chay trong đám cưới Mát lạnh chè trái vải rau câu Thêm 2 món chay ngon cho ngày đầu Phương thuốc diệu kỳ Steve Jobs một Phật tử đã làm thay 忍四 Thủ phạm trong bóng tối tp 皈依是什么意思 白佛言 什么意思 Những loại rau quả có lợi cho sức Chùa Phi Lai Long Đọi 上座部佛教經典 Trong gió lạnh đầu mùa lê đình thám mùa hoa loa kèn Cà phê giúp răng chắc khỏe Những huyền thoại ít biết về vị 弥陀寺巷 五戒十善 hvpgvn tổ sư đời thứ 6 của phật giáo