- Ấm chuyên trà: dùng loại ấm sứ hoặc ấm đất Nghi Hưng được người xưa xếp hạng: thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần. Tùy ít hay nhiều người uống trà mà chọn ấm độc ẩm (một người uống), song ẩm (hai người uống), quần ẩm (ba hay bốn người uống).

Trà Việt

- Ấm chuyên trà: dùng loại ấm sứ hoặc ấm đất Nghi Hưng được người xưa xếp hạng: thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần. Tùy ít hay nhiều người uống trà mà chọn ấm độc ẩm (một người uống), song ẩm (hai người uống), quần ẩm (ba hay bốn người uống).

Trà cụ truyền thống Việt Nam gồm: 


 1- Ấm chén:

- Ấm chuyên trà: dùng loại ấm sứ hoặc ấm đất Nghi Hưng được người xưa xếp hạng: thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần. Tùy ít hay nhiều người uống trà mà chọn ấm độc ẩm (một người uống), song ẩm (hai người uống), quần ẩm (ba hay bốn người uống).
- Bộ chén trà: chế tạo tại Cảnh Đức Trấn gồm chén tống đặt trong dĩa dầm, ba hay bốn chén quân đặt trong dĩa bàn.
Từ thế kỷ XVII- XIX  tầng lớp quyền quý, giàu sang nước ta thường gửi kiểu cách qua các lò sứ danh tiếng ở Cảnh Đức Trấn đặt làm riêng đồ dùng, trong đó có trà cụ. Người sành điệu cầu kỳ phải sắm đủ bốn kiểu ấm chén thưởng trà theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với đề tài trang trí, thơ văn do tự mình sáng tác hay chọn lựa cho phù hợp. Ngoài ra nhà buôn của Trung Quốc cũng tìm hiểu thị hiếu của người Việt từng miền Bắc, Trung, Nam rồi chế tạo ấm, chén bình thường mang qua bán. Pha trà rất kỵ dùng ấm, chén bằng kim loại. Thích hợp nhất nên dùng  ấm chuyên bằng đất Nghi Hưng và chén bằng sứ Giang Tây. 

 2- Khay, kỷ trà:

                                                                  Ảnh: Vietbao.vn


- Khay trà: hình chữ nhật hay hình vuông làm bằng gỗ  quý chạm khắc hoa văn, cẩn xà cừ. Loại đặc biệt làm bằng tre già, đồi mồi, ngà voi. Kiểu cách khác nhau, loại chân quỳ dạ cá hoặc chân thấp thành lựu, bàn toán tùy theo sở thích.
- Kỷ trà: là cái bàn nhỏ, chân cao, kiểu cách thanh nhã để bày khay, ấm, chén. Người thưởng trà ngồi ghế tựa quanh bàn. Nếu kỷ trà chân thấp thì đặt trên sập hoặc ván ngựa để bày đồ thưởng trà.
- Hỏa lò, siêu đun nước: có nhiều kiểu dáng làm bằng đồng hoặc bằng đất trong nước hay nhập từ Trung Quốc về. Kiểu siêu có tay cầm thường gọi là ấm cò bay.

- Nước pha trà: tốt nhất là dùng nước suối, nước sông thượng nguồn, xa cách vùng dân cư đông đúc, mộ địa. Kế đến là nước giếng đá ở đồi, núi cao. Tại Huế, ngày xưa thường dùng nước sông Hương khoảng trước đền Ngọc Trản ( Hòn Chén), nước giếng Thanh Phương ( chùa Giác Hoàng ), giếng Hàm Long ( chùa Báo Quốc), giếng Cam Lộ ( dưới núi Túy Vân ).
Pha trà phải đun nước sôi già đúng 100˚C. Để nguội bớt còn khoảng 90˚ đến 95˚C, pha các loại trà hồng như Thiết Quan Âm, Thiết La Hán, Ô Long…( Trung Quốc ) hoặc trà mạn ướp sen ( Việt Nam ). Pha các loại trà xanh như Long Tĩnh, Sư Phong, Thiên Vụ…( Trung Quốc) hay trà Thái Nguyên, Bảo Lộc nước nóng từ 85˚ đến 90˚C. Một ấm trà chỉ nên chế từ hai đến ba lần. Không nên dùng trà ngâm trong ấm lâu đã nguội lạnh.

Người Việt thưởng trà vào buổi sớm mai hay lúc đêm thanh cảnh vắng, một mình đối bóng suy nghiệm thế thái nhân tình. Có khi cùng với bạn tâm giao, tri âm, tri kỷ bàn chuyện văn chương kim cổ, suy thịnh việc đời. Nhìn bộ đồ trà kí kiểu  là đoán biết được giai tầng xã hội, tâm ý, trình độ của chủ nhân. Chọn bộ đồ trà làm tặng phẩm, là gửi gắm tình cảm lời cầu chúc tốt lành thích hợp đến người nhận. Biết bao biểu tượng, điển tích, lịch sử, thi họa dùng làm đề tài trang trí cho đồ trà trải qua các thời đại…

Trần Đình Sơn (Ẩm thực Việt nam)


Về Menu

Trà Việt

Tấm 否卦 四重恩是哪四重 Bí quyết để sống vui sống khỏe 山風蠱 高島 閩南語俗語 無事不動三寶 phần bến 佛教的出世入世 宾州费城智开法师的庙 做人處事 中文 çŠ thiên Nụ cười Thiền sư 20 to xa da da jayata ç¹ i テス 所住而生其心 chuyển トO ペット供養 Ð Ð³Ñ 般若心経 読み方 区切り dung mạo đẹp đến từ đâu 临海市餐饮文化研究会 Sợi dây chuyền định mệnh お仏壇 お手入れ 止念清明 轉念花開 金剛經 úng điều Phật giáo 同朋会運動 北海道 評論家 Trị ÐÑÑ 康 惡 放下凡夫心 故事 nguyen そうとうしゅう hien 一吸一呼 是生命的节奏 菩提阁官网 Thái sư Lê Văn Thịnh có hóa hổ น ทานชาดก 自悟得度先度人 フォトスタジオ 中百舌鳥 妙性本空 无有一法可得 tìm 建菩提塔的意义与功德 ï¾å 五重玄義