GNO - Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế...

Trái sung chữa tan sỏi túi mật

GNO - Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định quê hương tôi.

qua_sung.jpg
Trái sung - Ảnh: Internet

Hôm đó vào khoảng xế chiều, trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người: một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái (khoảng 20 tuổi) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm trong vòng tay người mẹ.

Người mẹ cho biết cháu bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm, rồi nói cháu máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu mà chết, thôi thì đưa về cho ăn được gì ăn rồi sẽ chết!

Nghe xong, bà già ăn trầu nói như đinh đóng cột, rằng, chết chóc cái gì mà chết, bệnh này mà mổ xẻ cái gì! "Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng, phơi khô, sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước, nấu cạn còn nửa nồi - cho cháu uống dần sẽ hết bệnh".

Nghe bà già trầu nói thế, người mẹ mừng quá quên cả cám ơn, về đến nhà trời cũng đã tối. Bà con lối xóm nghe con bé về, ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.

Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.

Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách, bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát sung. Sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại một bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.

Nửa tỉnh nửa mê cô con gái ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc.

Sau bát thuốc ấy, cô gái đòi ăn, dù trước đó, nằm bệnh viện cả tháng trời không chịu ăn uống gì, chỉ sống bằng thuốc, bằng dịch truyền thôi. Mừng quá, bà cho con ăn cơm nguội, nghĩ là... ăn bữa cuối, ai ngờ...

Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng hôm sau cô gái đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại, đi thăm mọi người rồi về cũng sẽ chết luôn… (dân quê hay quan niệm vậy).

Đến chiều, nhìn con gái xem ra khỏe hơn, bà nghĩ bụng: vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy rổ nữa về làm cho con uống…

Trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi.

***

Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân. Bà ấy bảo châm giùm chỗ cạnh sườn, vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi, sao lại phải châm chỗ này, thì bà cho biết bị sỏi mật, còn một tháng nữa là đi mổ, giờ châm cho đỡ đau thôi.

Nghe vậy, tôi hứa sẽ chữa cho bà khỏi bệnh mà không cần mổ, sau đó nhờ người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến thuốc cho bà. Thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng. Đến chừng 6 tháng sau đến chùa, gặp tôi bà cho biết hết bệnh rồi, không cần đi bác sĩ mổ nữa.

Là một Phật tử tin sâu lời Phật dạy, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bệnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ. Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng đạo hữu một vài kinh nghiệm đã tích lũy.

Tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt.

Quý vị có bệnh sỏi túi mật liên lạc với tôi, số ĐT: 0902 323 549, hoặc đến Trạm y tế P.7 số 79 Đường Nguyễn Văn Nghi, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM - sẽ được hướng dẫn cách bào chế gia giảm, cho thêm phần hiệu quả và tránh sỏi tái phát về sau.

Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có công dụng trị nhiều thứ bệnh. Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...

Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L. Trái sung giàu Phenol, axit béo, omega3 và omega6, tốt cho tim mạch.

Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột kết và ung thư vú, vi chất ổn định đường huyết, ổn định huyết áp…

Lương y Phan Văn Sang


Về Menu

Trái sung chữa tan sỏi túi mật

suy ngẫm về việc Súp rau củ tốt cho sức khỏe Lợi ích tuyệt vời từ việc ngủ quÃƒÆ vài suy ngẫm về khoan dung tôn giáo trong Thái độ thù nghịch làm hại tim mạch Đậu hủ thức ăn giàu protein Hoa tím bên thềm Ăn chay đừng sợ thiếu calcium Hòa Thượng Đạt Bổn và Chùa Kim Chương chuyện ăn chay của các nghệ sĩ chênh than tang tuoi tre Nét chữ của mẹ tôi và ngà nick Buồn chi màba bốn bữa Xíu mại thuần chay tỉnh ba Người là niềm tin khÒ hoc phat tứ niệm xứ có liệu pháp mới làm chậm tiểu Nhóm Khai Tuệ tổ chức buffet chay xây Phòng và trị Alzheimer Thay đổi lối thanh thiếu niên với việc đi chùa Xuân từ bàn tay mẹ hai Chọn và xử lý rau quả mùa khô lễ giỗ Đệ tam tổ trúc lâm Bún thổ địa chu tu trong Phat giao moi lien he giua nao va tam Hoa sen Ni trưởng Thích nữ Viên Minh viên tịch sua kinh khong bang hieu kinh va tu theo kinh quốc sư thích phước huệ 1869 phản ứng của phật giáo trước cuộc phải làm gì khi đứng giữa hành chánh làm sao để hết sợ ma phiền nhung loi ich cua viec tin va song theo dinh luat Mở người hien Vitamin dạng sủi có thể gây hỏng răng Hấp thu nhiều cồn gây suy giảm chức trái