GN - Tôi được duyên lành hội nhập vào đời sống tu viện Báo Quốc uy nghiêm và trầm mặc.

Trăm nhớ ngàn thương

GN - Đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, tôi bước chân ra khỏi lằn ranh địa giới quê nhà Quảng Trị, đi vô địa phận Thừa Thiên. Từ đây mở ra một khúc dạo đầu dẫn tôi tới một chân trời mới, hoàn toàn xa lạ trong tâm thái của một “tiểu đồng”. Từ quê ra phố rồi tới một cố đô Huế lộng lẫy với thành quách rêu phong cổ kính, đầy quyến rũ và nên thơ…

cautrtien.jpg
Cầu Trường Tiền trong nỗi nhớ Huế mênh mang...

Trong sâu thẳm tâm hồn tôi, cố đô lúc bấy giờ là chốn “thiên đường” nguy nga và tráng lệ. Dòng Hương giang nước xanh ngắt án ngữ trước những thành quách cung điện một thời quyền uy. Những con đò lững lờ dưới sông đợi chờ lữ khách trên bến chiều Thừa Phủ. Những nhịp cầu cong trắng lóa Trường Tiền. Những nữ sinh áo trắng xuôi ngược đi về ngày hai buổi bên cạnh sự tấp nập người mua kẻ bán ở cõi chợ Đông Ba.

Xa hơn nữa là dáng núi Ngự Bình mờ ảo nằm vắt ngang một góc trời Huế... Tất cả dường như đã ẩn sâu nhiều sử tích gắn liền các triều đại vua chúa phong kiến trước kia, nhưng với tôi nó vẫn còn hiện hữu đầy nguy nga và tráng lệ ở chốn nhân gian này....

Tôi được duyên lành hội nhập vào đời sống tu viện Báo Quốc uy nghiêm và trầm mặc. Đây là một Phật học viện của Phật giáo vào hạng danh giá bậc nhất của khu vực miền Trung lúc bấy giờ. Tưởng rằng tôi sẽ gắn bó duyên nợ dài lâu với Báo Quốc, với mảnh đất kinh thành Phú Xuân này, nhưng rồi cuộc đời như khúc biến tấu sắc không của vòng quay luân hồi dịch chuyển, đẩy đưa tôi đi xa hơn để làm lưu dân tận miền Nam xa ngái. Giờ quay đầu nhìn lại hơn 50 năm rồi còn chi.…

Cuộc đời như trao qua đổi lại, xóa cũ dựng mới đôi khi phải chống đỡ cay nghiệt cho sự tồn tại, mặc nhiên trong hồi ức của tôi vẫn nặng trĩu những dấu ấn ban sơ thời thơ nhỏ với rốn nhau quê nhà mà bị trầm mê, trông ngóng, nhung nhớ ấp ủ về một làng quê nơi những mộ chí của mạ và cha đang yên nghỉ. Nhớ một mái tranh vách đất như một tổ ấm che nắng trốn mưa, một con đường đất nhỏ hẹp với mùa hè gió bụi mịt mù, mùa mưa sình bùn lầy lội. Nhớ một nhánh sông xanh mát dịu đêm hè, qua ánh trăng treo như gương soi nhân ảnh, một nhịp cầu tre lắt lẻo chênh vênh nối làng trên xóm dưới chực chờ trôi theo con nước thủy triều.… Tất cả vừa được khai quật, đánh thức theo trí nhớ cùn mòn đi qua cùng năm tháng và bước ra khỏi vòng “cương tỏa” để rồi lại bị cuốn chặt trong một khúc bi ca đoạn trường, một hình hài lận đận lao đao của mạ luôn ám ảnh tôi bằng những đau đáu xót thương thắt tim xé ruột, bởi mạ một đời ngắn ngủi hy sinh cho con.

Mạ hiện diện giữa thế gian như thân xác ve sầu, từ tấm áo manh quần mạ mặc cũ rách phải vá đi khâu lại chằng chịt, không thể đếm xiết. Suốt đời mạ duy nhất có một chiếc áo dài vải the đen (loại vải rẻ tiền) còn nguyên lành, mạ cất để dành mặc khi đi chợ xa (chợ Sải hoặc chợ tỉnh) hoặc khi gia đình cúng giỗ, lễ Tết hay có dịp về thăm quê ngoại. Mỗi dịp như vậy, mạ lấy chiếc áo dài the đó ra từ đêm hôm trước rồi lấy một ít nước lạnh nhúng tay vào cho ướt rồi trải tấm áo ra giường ngồi cặm cụi vuốt đi vuốt lại những đường dọc vạch ngang nhăn nhúm với hy vọng xóa bớt phần nào nếp nhăn bèo nhèo trên chiếc áo.

Loay hoay mãi nhưng chiếc áo cũng chẳng thẳng thớm theo ý của mạ, mạ lại phải gấp chiếc áo bỏ dưới gối nằm đè người lên với hy vọng chiếc áo sẽ được “ủi thẳng hơn”. Đó là cách suy nghĩ bi hài của mạ. Tuy là chiếc áo dài vải the đen rẻ tiền nhăn nhúm, nhưng nó là hồn vía của quốc phục dân tộc. Khi mạ mặc vào người nó toát ra vẻ kín đáo thanh cao, duyên dáng của người phụ nữ dân quê....

Có lẽ, chỉ khi khoác lên mình chiếc áo dài the đen ấy mới mang một chút niềm vui tinh thần hiếm hoi đến cho mạ. Bởi cuộc đời của mạ đã sống cùng với những nỗi lo toan. Mạ cứ lo ngay ngáy đến hãi sợ mỗi khi mùa đông đến. Ngày đông xám đen mưa phùn, buốt rét mạ không được ở nhà để tận hưởng chút diễm phúc thảnh thơi “ôm bếp lửa hồng” như bao người mà vẫn phải tất bật ra đồng lo việc đồng áng, mùa màng, lo cái ăn cái mặc cho cả gia đình.

Mạ cũng như bao người nông dân nghèo miền Trung khác, không kể ngày đông tháng hạ, trời nóng như đổ lửa hay lạnh đến thấu xương mạ vẫn phải xắn quần quá đầu gối để lội xuống ruộng. Giữa mùa đông giá rét, giữa đồng không mông quạnh, mạ không một tấm áo ấm che thân, một mảnh khăn bông quàng cổ mà lấy cái tơi chằm bằng lá (dùng để che mưa) và chiếc nón cời (đã rách) mang vào người chống đỡ một phần cái giá lạnh, bì bõm dưới ruộng. Điệp khúc tơi - nón cời chống rét và bì bà bì bõm giữa đông cứ lặp đi lặp lại mãi với cuộc đời của mạ.

Ngày đã thế, đêm về nhiệt độ xuống thấp hơn, cái lạnh càng thêm lạnh, chiếc giường ngủ của mạ đụng đâu cũng cảm giác ướt sũng, buốt lạnh. Để chống chọi với cái lạnh ấy, mạ lấy rơm khô rải dày lên giường rồi trải lên chiếc chiếu sờn cũ thay cho nệm, lấy hai bao bố khâu dính liền nhau trở thành một cái bọc khi nằm thọc đôi chân vào và kéo kín lên tới ngực làm chăn....

Nhìn mạ ốm yếu da bọc xương từ cảnh nghèo đói suy kiệt trong an phận, đứa con tuổi còn thơ dại hoàn toàn bất lực không giúp được gì. Vậy mà, con không bao giờ nghe mạ than thân trách phận nửa lời. Trái lại, mạ luôn truyền tình thương ấm áp cho con một cách nhân hậu và cao cả theo tháng tận năm cùng...

cautrtien 2.jpg
Nữ sinh Huế dưới chân Thiên Mụ

Cuộc sống hôm nay, tuy không còn thiếu thốn như xưa, không còn chiếc áo dài the đen cũ, không còn cái tơi chằm bằng lá, cái nón cời chống chọi với giá rét, không còn trải rơm làm nệm, không còn dùng bao bố làm chăn… nữa. Thay vào đó là áo lụa, áo là, là xe hơi, là nệm mút chăn thêu, là ăn ngon mặc đẹp... nhưng con cảm giác như trầm chìm trong ngày tháng bơ vơ giữa thế gian muôn mặt đầy tráo trở, thay trắng đổi đen, sấp ngửa như trở bàn tay, thù hiềm ích kỷ, tham lam mà thiếu đi sự nhân hậu, sự cao cả, tình yêu thương ấm áp của con người.

Hơn 50 năm qua đi, là chừng ấy mùa xuân con không còn diễm phúc bên mạ. Trong những ngày Tết đến xuân về, tâm trí con lại trở về bên mạ, về với ký ức tuổi thơ đầy khốn khó nhưng cũng đầy tình thương yêu giữa con người với con người. Và mạ - trăm nhớ nghìn thương trong trái tim con. Mạ ơi! Mạ ơi!...

Thanh Phương


Về Menu

Trăm nhớ ngàn thương

彼岸 お疲れ様のし 河南有专属的佛教 chong hoc chu nhan tu tong thong lincoln cuoc doi thanh tang ananda phan 5 hoai vong ton su 阿彌陀經教材 有志者事近成作文 佛说进学经 沮渠京声 激安仏壇店 佛教六供都是什么 åº æƒ loi gioi thieu Cáo 七佛灭罪真言全文念诵 テス 行願品偈誦 合祀墓 土に เพรงดนต ฟ 中央电视台丹真绒布仁波切 KINH බබ ට නමක vi sao tinh yeu phai nhat theo nam thang từ buổi lễ truyền ngôi cho con của vua già 祖国的生日作文 丢失菩提心的因缘 高級 霊園 กฐน 墓参り おりん 木魚のお取り寄せ chua keo kinh nghiệm sống quý báu theo tinh thần suy nghi ve khai niem giai thoat sinh tu trong dao 大学生打暑假工证明的格式及范文 tà i chua dep o mot ngoi thien vien duyen khoi va vo nga 研究生奖学金申请理由300字 lên thuÑc ะกะพ ถ พ 看完新闻联播的观后感 hoà 祖国在我心中 giû 印光法师嘉言录和菁华录 éš ä½ ç tăng