Đúng 1g sáng ngày 25/1/2010, thi hài vua Lê Dụ Tông đã được khâm niệm và làm lễ trước khi đưa về quê hương Thanh Hóa để hoàn táng. Gần 1.000 người đã đến dự lễ và rước thi hài của ngài rời khỏi Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông



Từ 20h ngày 24/1/2010, đại diện Bảo tàng lịch sử Việt Nam cùng dòng họ Lê đã chuẩn bị đầy đủ cho buổi lễ quan trọng này

Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam trước giờ tổ chức lễ khá vắng. Tuy nhiên ở phía ngoài, hàng trăm người thuộc dòng họ Lê đã đứng chờ rước thi hài Vua Lê Dụ Tông về quê hương

Mọi quan chức, đại diện dòng họ Lê đều muốn buổi lễ diễn ra trang trọng và tốt đẹp


Thi hài Vua Lê Dụ Tông (bên trong) trước giờ liệm vẫn được bảo quản trong tủ kính của Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó là chiếc quan mới được dòng họ Lê chuẩn bị sẵn. Quan mới được làm từ gỗ Hồng Tâm và được vận chuyện đến đây từ Thanh Hóa

PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, người đã gắn bó nhiều năm trong việc bảo quản thi hài Vua Lê Dụ Tông viếng lần cuối trước khi thi hài của ngài rời Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đã đến từ rất sớm để viếng thi hài vua Lê Dụ Tông


Tại phòng khách của Bảo tàng lịch sử Việt Nam, vào đúng 00h ngày 25/1/2010 đã diễn ra lễ bàn giao thi hài Vua Lê Dụ Tông cho đại diện tỉnh Thanh Hóa và dòng họ Lê

Đại diện các bên gồm Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa, dòng họ Lê... đã ký vào biên bản bàn giao

Biên bản được lập ra làm 3 bản, một bản do dòng họ Lê giữ

Ngay sau lễ ký kết bàn giao, những quan khách tham dự buổi lễ đã vào thắp hướng viếng thi hài Vua Lê Dụ Tông, tiễn đưa Ngài về quê hương Thanh Hóa

Việc khâm liệm Vua Lê Dụ Tông diễn ra ngay sau đó với sự tham dự của đại diện các bên

Trong khi đó tại khu vực bên ngoài, các sư thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức buổi cầu nguyện cho vong linh vị Vua Lê Dụ Tông

Ngoài PGS.TS Nguyễn Lân Cường, còn có 2 bác sĩ đến từ Viện 108 chịu trách nhiệm khâm liệm cho thi hài Vua Lê Dụ Tông

Rất nhiều đại diện của các dòng họ Lê từ khắp mọi miền tổ quốc đã về Hà Nội dự buổi lễ và rước thi hài Vua Lê Dụ Tông về hoàn táng tại Thanh Hóa

Ngay sau khi chứng kiến việc khâm liệm thi hài Vua Lê Dụ Tông, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã thắp hương viếng vong hồn vị Vua này

Nguyên Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Huy Ngọ cũng đã đến dự buổi lễ

Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng đã thắp hương tưởng nhớ vị Vua Lê Dụ Tông

Các vị sư thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm lễ trước khi chính thức đưa thi hài Vua Lê Dụ Tông về Thanh Hóa hoàn táng

Nhằm đáp ứng mong mỏi được viếng Vua Lê Dụ Tông trước khi hoàn táng của đại diện các dòng họ Lê trên cả nước, BTC đã cho phép đại diện các dòng họ vào viếng

Tủ kính, nơi đã lưu giữ thi hài Vua Lê Dụ Tông tạm thời được để tạm bên ngoài

Những nghi thức cuối cùng đã được các vị sư thầy thực hiện

Bên ngoài sân, rất đông con cháu dòng họ Lê đã chờ đưa thi hài Vua Lê Dụ Tông về quê hương

Đại diện các bên tuyên bố chính thức bàn giao thi hài Vua Lê Dụ Tông lại cho dòng họ Lê và
Sở VH, TT&DL Thanh Hóa quản lý

Đội tiêu binh của quân đội bắt đầu bước vào rước thi hài Vua Lê Dụ Tông ra xe

Chiếc quan rất nặng và phải có đến gần 20 người khiêng mới có thể đưa thi hài Vua Lê Dụ Tông ra xe

Đoàn xe rước thi hài Vua Lê Dụ Tông

Xe rước bài vị và các đồ dùng liên quan đến lễ hoàn táng

Xe của Bộ Công an sẽ dẫn đường

Mọi ngả đường dẫn đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam đều bị cấm nhằm đảm bảo giao thông cho buổi lễ

Chiếc xe chở thi hài Vua Lê Dụ Tông bắt đầu di chuyển ra khỏi sân Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Nhằm tránh tắc đường, đoàn xe sẽ đi theo đường Hồ Chí Minh. Xe cảnh sát của Thanh Hóa sẽ đón khi đoàn xe đến địa phận tỉnh này và tiếp tục dẫn đoàn cho đến địa điểm hoàn táng.

Thi hài của Vua Lê Dụ Tông chính thức rời khỏi Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Thông tin từ đại diện dòng họ Lê cho biết, việc hoàn táng sẽ kết thúc chậm nhất là vào 11h ngày 25/1/2010 tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang -  huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa với nghi lễ truyền thống kết hợp với nghi thức hiện hành, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.

M.T (thethaovanhoa)


Về Menu

Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông

打七 æ æ 人间佛教 秽土成佛 佛经说人类是怎么来的 dựng Blogger và mẹ お墓 la m 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 quÃ Æ ç æˆ 佛修行本起經 Hoạ 修行人一定要有信愿行吗 Chỉ 山風蠱 高島 修行者 孕妇 寺庙黄墙 การกล าวว ทยาน Ở đời vui đạo hãy tùy duyên ton giao Những nỗi sợ hãi cần vượt qua 法事案内 テンプレート Tái sinh quẠVu lan nhớ má Đường xa vạn dặm 大爱台 Trá ส ะนนะ 7 cách đơn giản giúp hạnh phúc hơn cổ 祈祷カードの書き方 trÃƒÆ n Rau lang nhuận tràng Ăn chay giúp giảm nguy cơ ung thư 中曽根坐禅传奇 唐安琪丝妍社 5 điều nên tránh để có thị lực tốt Quan điểm của Phật giáo về nghèo khó オンライン僧侶派遣 神奈川 Mam ほとけのかたより Muốn Chiếc xe chở Bồ tát Thích Quảng Đức Lào Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp duy tue thi nghiep 茶湯料とは 永代供養 東成 Doanh nhân Phật tử