Đúng 1g sáng ngày 25/1/2010, thi hài vua Lê Dụ Tông đã được khâm niệm và làm lễ trước khi đưa về quê hương Thanh Hóa để hoàn táng. Gần 1.000 người đã đến dự lễ và rước thi hài của ngài rời khỏi Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông



Từ 20h ngày 24/1/2010, đại diện Bảo tàng lịch sử Việt Nam cùng dòng họ Lê đã chuẩn bị đầy đủ cho buổi lễ quan trọng này

Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam trước giờ tổ chức lễ khá vắng. Tuy nhiên ở phía ngoài, hàng trăm người thuộc dòng họ Lê đã đứng chờ rước thi hài Vua Lê Dụ Tông về quê hương

Mọi quan chức, đại diện dòng họ Lê đều muốn buổi lễ diễn ra trang trọng và tốt đẹp


Thi hài Vua Lê Dụ Tông (bên trong) trước giờ liệm vẫn được bảo quản trong tủ kính của Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó là chiếc quan mới được dòng họ Lê chuẩn bị sẵn. Quan mới được làm từ gỗ Hồng Tâm và được vận chuyện đến đây từ Thanh Hóa

PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, người đã gắn bó nhiều năm trong việc bảo quản thi hài Vua Lê Dụ Tông viếng lần cuối trước khi thi hài của ngài rời Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đã đến từ rất sớm để viếng thi hài vua Lê Dụ Tông


Tại phòng khách của Bảo tàng lịch sử Việt Nam, vào đúng 00h ngày 25/1/2010 đã diễn ra lễ bàn giao thi hài Vua Lê Dụ Tông cho đại diện tỉnh Thanh Hóa và dòng họ Lê

Đại diện các bên gồm Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa, dòng họ Lê... đã ký vào biên bản bàn giao

Biên bản được lập ra làm 3 bản, một bản do dòng họ Lê giữ

Ngay sau lễ ký kết bàn giao, những quan khách tham dự buổi lễ đã vào thắp hướng viếng thi hài Vua Lê Dụ Tông, tiễn đưa Ngài về quê hương Thanh Hóa

Việc khâm liệm Vua Lê Dụ Tông diễn ra ngay sau đó với sự tham dự của đại diện các bên

Trong khi đó tại khu vực bên ngoài, các sư thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức buổi cầu nguyện cho vong linh vị Vua Lê Dụ Tông

Ngoài PGS.TS Nguyễn Lân Cường, còn có 2 bác sĩ đến từ Viện 108 chịu trách nhiệm khâm liệm cho thi hài Vua Lê Dụ Tông

Rất nhiều đại diện của các dòng họ Lê từ khắp mọi miền tổ quốc đã về Hà Nội dự buổi lễ và rước thi hài Vua Lê Dụ Tông về hoàn táng tại Thanh Hóa

Ngay sau khi chứng kiến việc khâm liệm thi hài Vua Lê Dụ Tông, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã thắp hương viếng vong hồn vị Vua này

Nguyên Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Huy Ngọ cũng đã đến dự buổi lễ

Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng đã thắp hương tưởng nhớ vị Vua Lê Dụ Tông

Các vị sư thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm lễ trước khi chính thức đưa thi hài Vua Lê Dụ Tông về Thanh Hóa hoàn táng

Nhằm đáp ứng mong mỏi được viếng Vua Lê Dụ Tông trước khi hoàn táng của đại diện các dòng họ Lê trên cả nước, BTC đã cho phép đại diện các dòng họ vào viếng

Tủ kính, nơi đã lưu giữ thi hài Vua Lê Dụ Tông tạm thời được để tạm bên ngoài

Những nghi thức cuối cùng đã được các vị sư thầy thực hiện

Bên ngoài sân, rất đông con cháu dòng họ Lê đã chờ đưa thi hài Vua Lê Dụ Tông về quê hương

Đại diện các bên tuyên bố chính thức bàn giao thi hài Vua Lê Dụ Tông lại cho dòng họ Lê và
Sở VH, TT&DL Thanh Hóa quản lý

Đội tiêu binh của quân đội bắt đầu bước vào rước thi hài Vua Lê Dụ Tông ra xe

Chiếc quan rất nặng và phải có đến gần 20 người khiêng mới có thể đưa thi hài Vua Lê Dụ Tông ra xe

Đoàn xe rước thi hài Vua Lê Dụ Tông

Xe rước bài vị và các đồ dùng liên quan đến lễ hoàn táng

Xe của Bộ Công an sẽ dẫn đường

Mọi ngả đường dẫn đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam đều bị cấm nhằm đảm bảo giao thông cho buổi lễ

Chiếc xe chở thi hài Vua Lê Dụ Tông bắt đầu di chuyển ra khỏi sân Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Nhằm tránh tắc đường, đoàn xe sẽ đi theo đường Hồ Chí Minh. Xe cảnh sát của Thanh Hóa sẽ đón khi đoàn xe đến địa phận tỉnh này và tiếp tục dẫn đoàn cho đến địa điểm hoàn táng.

Thi hài của Vua Lê Dụ Tông chính thức rời khỏi Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Thông tin từ đại diện dòng họ Lê cho biết, việc hoàn táng sẽ kết thúc chậm nhất là vào 11h ngày 25/1/2010 tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang -  huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa với nghi lễ truyền thống kết hợp với nghi thức hiện hành, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.

M.T (thethaovanhoa)


Về Menu

Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông

quÃ Æ ÐÐÐ çŠ Ăn chay không ảnh hưởng đến hiến máu hoà Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa Yêu 지장보살본원경 원문 định Chùa Ông ngôn ngữ của tâm Học sao Phật giáo ペット供養 ï¾ å hậu quả tất yếu của các hành động nhẫn ngẫm về vu lan sống chậm lại để yêu văn LÃ Æ 空中生妙有 唐朝的慧能大师 chua trieu ton 寺院 般若心経 読み方 区切り å ç Thực 1 hoc phat 建菩提塔的意义与功德 những vần kệ nên đọc hàng ngày Cà ri chay co 閼伽坏的口感 thiç chuoi ngoc tran bao phap ï¾ï¼ tin thích 隆兴寺六最 法鼓山電子經書 會員登入 五痛五燒意思 Tri Tình 普悲观音 toàn ÐÑÑ An 提等 åº