Nếu biết cách ăn chay hợp lý cân đối, chế biến đúng cách thì sẽ đảm bảo được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động và phát triển

Trẻ ăn chay trường?

Ảnh HT

Ở trẻ nhỏ (6 tháng tuổi đến 9 tuổi) cơ thể cũng cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong đó có một số chất đặc biệt cần thiết cho giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ. Người ta lo ngại trẻ ăn chay trường sẽ thiếu các chất như: Fe, Zn, Ca, vitamin B12… Thực tế, các chất này có đầy đủ trong các loại rau, củ, quả, đậu, hạt, hoa trái…

Nhu cầu của trẻ em 6 tháng tuổi đến 9 tuổi như sau: Ca 500mg, Fe 12mg, protein 40g, vitamin A 400mg, B1 1,3mg, B2 1,3mg, PP 14,5mg, C 55mg.

Trong khi đó, các thực phẩm giàu Ca (từ 100 – 357mg/100g) gồm có: rau muống, rau bí, đậu nành, rau ngót, rau mồng tơi, rau nhút, rau đay, nấm đông cô, rau tía tô, thì là, rau húng, củ cải non, kinh giới, rau dền trắng, rau dền đỏ, cần đa, rau răm, cần tây, rau dền cơm, mộc nhĩ đen…

Các thực phẩm giàu Fe (từ 1,4 – 56mg/100g) có: rau muống, hạt sen tươi, rau mồng tơi, đậu đũa, cải xoong, cải xanh, tỏi tây, rau bí, đu đủ chín, rau ngót, rau khoai lang, rau ngò tàu, cần ta, ớt vàng, đậu hoà lan, rau húng, đậu nành, rau dền đỏ, rau dền trắng, đậu đen, rau đay, cần tây, vừng (mè), đậu xanh, cùi dừa khô, nấm đông cô, nấm mộc nhĩ đen.

Các thực phẩm giàu Zn (từ 1,48 – 11mg/100g) có: rau ngổ, kê, gạo tẻ, khoai lang, gạo nếp, ổi, bột mì, đậu nành, đậu hoà lan, cùi dừa khô.

Nếu trẻ ăn uống đầy đủ, phối hợp cân đối các loại thực phẩm chay thì không sợ thiếu các chất dinh dưỡng, trẻ vẫn phát triển bình thường và phòng tránh được nhiều loại bệnh do thức ăn động vật gây ra.

Trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều người xuất thân từ cửa chùa (tức là ăn chay trường từ nhỏ đến lúc trưởng thành) mà vẫn làm nên sự nghiệp, được đời sau kính trọng như: Sư Khuông Việt, Sư Vạn Hạnh, Sư Mãn Giác, Sư Tuệ Tĩnh, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ)… Các trẻ em sống trong chùa được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn chay trường nhưng lại được hưởng một môi trường ưu việt: không khí trong lành, một nề nếp sinh hoạt, tập luyện điều độ, tâm hồn thư thái, không căng thẳng, không đua tranh… Hơn nữa, các thức ăn rau quả, hoa trái đều tự túc trồng trọt, mùa nào thức đó, thuận theo với tự nhiên mà ăn uống, sinh hoạt, nên trẻ phát triển bình thường, ít khi bị bệnh tật.

Tuy nhiên, cần lưu ý mấy điểm sau đây khi trẻ ăn chay trường:

- Thực phẩm cần được đảm bảo vệ sinh an toàn, chế biến đúng cách, biết phối hợp hợp lý nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn. Ăn uống đúng phương pháp, món ăn phải ngon miệng, đẹp mắt, hấp dẫn thì mới hấp thu được tốt.

- Trẻ phải được rèn luyện thể chất, tâm tính an hoà, thích nghi được với thời tiết nóng lạnh của bốn mùa.

- Không nên ép buộc trẻ ăn chay trường khi trẻ chưa hiểu hết được những lợi ích của ăn chay, nhất là trong môi trường sinh hoạt, có sự so sánh, đua tranh với các trẻ khác.

Lương y Đinh Công Bảy


Về Menu

Trẻ ăn chay trường?

thiê n va tri thư c bánh xèo chay Nghiên cứu về Ni giới một đề tài 05 mối Lại thấy nôn nao hình bóng quê nhà Cái Suy nhược tinh thần phật tử trên bước đường tìm những hậu quả của việc nói xấu khái niệm i Canh Mùa rơm vàng hoi dap voi thien su ottamasara ve hon nhan gia Hu ký ức miền trung 1945 vo cám khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý nhung tac dung tuong phan cua tam thuc xưng n廕簑 Lễ húy nhật chư lịch đại Tổ sư tổ cha oi con them duoc mot lan nghe tieng cha khái niệm niết bàn trong phật giáo chương xii về trí bân và giải hàn HoẠlì xì con cái nhìn nhé Mất ngủ Món chay Việt hút khách tại giáo lý vô ngã giáo lý vô ngã của phật giáo và vấn chùa quán thế âm lời phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ Tình mẹ trong Phật giáo nao pha thai va nhung hau qua kho luong dẠo Má i Tuyệt ngon món đồ uống từ sấu bao thiền và hậu hiện đại 5 tan o thai lan LÃ Æ i廙m triet Niệm khúc mưa tho Ấn