GNO - Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả.

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

GNO - Trẻ chỉ chọn ăn một số thực phẩm (chứ không ăn tất cả các món) là chuyện bình thường nhưng theo một nghiên cứu gần đây, có một số trường hợp trẻ kén ăn lại có khả năng bị các bất ổn tâm lý như lo lắng, kém tập trung do hiếu động thái quá (ADHD) và suy nhược tinh thần.

Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa ngày 3-8 qua.

tre kem an.jpg
Trẻ kén ăn - Ảnh minh họa

Dù chưa rõ nguyên nhân tại sao nhưng trẻ con có những trải nghiệm giác quan cao độ thường nhạy cảm với thức ăn - chia sẻ của tác giả nghiên cứu Đại học Duke.

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng những trẻ có thói quen như kiên quyết chỉ ăn trứng mà bỏ hết bông cải (chẳng hạn) trong đĩa thức ăn của mình ra thì có nguy cơ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng, ở người lớn kén ăn (picky eaters) cũng có tỉ lệ mắc các bất ổn tâm lý cao hơn số đông khác.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia hỏi phụ huynh của khoảng 3.400 trẻ trước tuổi đến trường thông qua bảng câu hỏi về thói quen ăn uống, các dấu hiệu suy nhược tinh thần, lo lắng, hiếu động thái quá và các bất ổn khác cũng như sự nhạy cảm của trẻ với các trải nghiệm giác quan. 2 năm sau đó, các chuyên gia đánh giá lại kết quả bảng hỏi một lần nữa.

Trong đó, có 1/5 số trẻ kén ăn ở mức vừa phải, 3% kén ăn nghiêm trọng. Theo đó, quan sát cho thấy các trẻ này có khả năng hay bị lo lắng, suy nhược và hiếu động thái quá ngay tại thời điểm diễn ra nghiên cứu và 2 năm sau đó.

Khắc phục thế nào?

Theo Pelchat, kén ăn sẽ làm cho giờ ăn trở nên không được thoải mái, làm tăng bất hòa gia đình và gián tiếp dẫn đến lo lắng hoặc các trạng thái tâm lý bất ổn khác. Và trẻ có khuynh hướng hay lo lắng lại càng sợ hãi hơn với thức ăn.

Xét về nguyên nhân, nhiều khi vì một vật thể lạ nào đó (dù rất nhỏ) nằm trong thức ăn đã làm cho trẻ có cảm giác không an toàn khi ăn món đó. Có vài trường hợp, sự sợ hãi này phát triển thành bất ổn tâm lý khi ăn.

Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả. Thay vào đó, cha mẹ nên tập cho trẻ có niềm vui đối với thực phẩm, giúp trẻ bớt lo lắng về thức ăn, dành thời gian chuẩn bị thức ăn và để trẻ cùng làm với thức ăn với mình, dần dần trẻ sẽ trở nên không kén ăn nữa - chia sẻ của Pelchat.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

a ty dam nhung ung dung can thiet cho cuoc doi cua ban mối liên hệ giữa não và tâm moi lien he giua nao va tam chiến thắng lòng ganh ghét và tánh vị nguoi tra oan vi sao lai nhu the Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về hai vi vua hai phương trơ i mô t ha nh chùa giác thiên y nghia ve viec doi bat vang lay chan kinh trong 佛经讲 男女欲望 chùa quảng đạt Tưởng niệm cố Ni trưởng khai sơn Ăn canh khổ qua thì khổ có qua cuộc đời đức phật thích ca qua những hằng vật trả ơn Ung đi tìm mục đích của cuộc đời Sốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ 4 lời khuyên cho người lười tập thể Hiểu về trái tim chí nguyện cố gắng toàn 修妬路 20 khi nguoi lon mong du TT tieng niem phat Sự linh thiêng kỳ lạở vườn tháp Huệ mo phat moi luc moi noi mô phật mọi lúc mọi nơi Đức Phật đối trước bạo lực Bà o chùa mật đa chùa nam ngạn tinh giac de lam chu khen che than tuong cua ban la ai cá n vet thuong tinh thuc trinh cong son PhÃƒÆ Trái cây ruột trắng ngừa đột quỵ hoi niem 宗教五寶 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 4 lưu ý để bạn có một ngày hoạt tổa dau can ganh dua cao thap Người nhóm máu nào dễ bị mất la i ve oi gio heo may la i vê ơi gio heo may vai suy nghi ve tam va thuc vài suy nghĩ về tâm và thức phong sanh ky tich trong vach da the loan