GNO - Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả.

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

GNO - Trẻ chỉ chọn ăn một số thực phẩm (chứ không ăn tất cả các món) là chuyện bình thường nhưng theo một nghiên cứu gần đây, có một số trường hợp trẻ kén ăn lại có khả năng bị các bất ổn tâm lý như lo lắng, kém tập trung do hiếu động thái quá (ADHD) và suy nhược tinh thần.

Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa ngày 3-8 qua.

tre kem an.jpg
Trẻ kén ăn - Ảnh minh họa

Dù chưa rõ nguyên nhân tại sao nhưng trẻ con có những trải nghiệm giác quan cao độ thường nhạy cảm với thức ăn - chia sẻ của tác giả nghiên cứu Đại học Duke.

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng những trẻ có thói quen như kiên quyết chỉ ăn trứng mà bỏ hết bông cải (chẳng hạn) trong đĩa thức ăn của mình ra thì có nguy cơ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng, ở người lớn kén ăn (picky eaters) cũng có tỉ lệ mắc các bất ổn tâm lý cao hơn số đông khác.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia hỏi phụ huynh của khoảng 3.400 trẻ trước tuổi đến trường thông qua bảng câu hỏi về thói quen ăn uống, các dấu hiệu suy nhược tinh thần, lo lắng, hiếu động thái quá và các bất ổn khác cũng như sự nhạy cảm của trẻ với các trải nghiệm giác quan. 2 năm sau đó, các chuyên gia đánh giá lại kết quả bảng hỏi một lần nữa.

Trong đó, có 1/5 số trẻ kén ăn ở mức vừa phải, 3% kén ăn nghiêm trọng. Theo đó, quan sát cho thấy các trẻ này có khả năng hay bị lo lắng, suy nhược và hiếu động thái quá ngay tại thời điểm diễn ra nghiên cứu và 2 năm sau đó.

Khắc phục thế nào?

Theo Pelchat, kén ăn sẽ làm cho giờ ăn trở nên không được thoải mái, làm tăng bất hòa gia đình và gián tiếp dẫn đến lo lắng hoặc các trạng thái tâm lý bất ổn khác. Và trẻ có khuynh hướng hay lo lắng lại càng sợ hãi hơn với thức ăn.

Xét về nguyên nhân, nhiều khi vì một vật thể lạ nào đó (dù rất nhỏ) nằm trong thức ăn đã làm cho trẻ có cảm giác không an toàn khi ăn món đó. Có vài trường hợp, sự sợ hãi này phát triển thành bất ổn tâm lý khi ăn.

Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả. Thay vào đó, cha mẹ nên tập cho trẻ có niềm vui đối với thực phẩm, giúp trẻ bớt lo lắng về thức ăn, dành thời gian chuẩn bị thức ăn và để trẻ cùng làm với thức ăn với mình, dần dần trẻ sẽ trở nên không kén ăn nữa - chia sẻ của Pelchat.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

繰り出し位牌 おしゃれ 浄土宗のお守り お守りグッズ 墓地の選び方 đạo nghĩa vợ chồng theo quan điểm 10 dieu duc phat cam ky cac cap vo chong khi tranh đừng đem bản ngã của mình để dạy 10 điều đức phật cấm kỵ các cặp เฏ å ä½ ç あんぴくんとは Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt äºŒä ƒæ Những bài thuốc cho người mỡ máu cao moi noi 西南卦 Tận dụng phước báu đang có tận tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Tháng Giêng nhiều người Sài Gòn ăn chay thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Tự vượt qua khủng hoảng tinh thần Lần Từ tượng vua Lý ở Hà Nội đến buông bỏ không có nghĩa là từ bỏ tai nạn giao thông qua góc nhìn nhà phật nhung loi ich cua viec an chay mua nang vo thuong va nang luc cua su the nhap b羅i Nỗi 慧 佛學 Vua trần nhân tông con đường tu học tuần tự trong kinh tâm tình người xuất gia khi nghĩ về cha 中孚卦 dấu Thử 一人 居て喜ばは二人と思うべし Mùi tâm tưởng Suy nghĩ về bước chân du hóa hạnh 真言宗金毘羅権現法要 lạy phật THICH duc Tiểu đường làm suy giảm khả năng tư phat day lam cha me こころといのちの相談 浄土宗 tái 净地不是问了问了一看 夷隅郡大多喜町 樹木葬